Bản đồ "10 đoạn" của Trung Quốc "khuấy đục" biển ĐôngÔng Tập Cận Bình nói Trung Quốc bị bắt nạt
Phóng to |
Từ trái sang: ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Phó tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari và Tổng thống Myanmar Thein Sein - Ảnh: yahoo.com |
Theo South China Morning Post, những tuyên bố này được ông Tập đưa ra khi ông tiếp các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Myanmar ở Bắc Kinh ngày 29-6. Ông Tập, cùng Tổng thống Myanmar Thein Sein và Phó tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari gặp mặt nhân dịp kỷ niệm thỏa thuận về các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình được cố thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ký với Ấn Độ và Myanmar hồi năm 1954.
“Chủ quyền quốc gia là yếu tố nền tảng cho an ninh quốc gia. Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là không thể xâm hại. Đây là “nguyên tắc chắc chắn” ở bất cứ thời kỳ nào”, ông Tập nói.
Trung Quốc đang gây ra rất nhiều tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng, bao gồm Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam… Mỹ đã nói họ sẽ tôn trọng hiệp ước bảo vệ Nhật Bản nếu như nước này bị tấn công. Washington cũng vừa ký với Manila một thỏa thuận cho phép nhiều lính Mỹ hơn hiện diện ở Philippines.
Ông Tập nói tất cả các quốc gia phải được đối xử bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cộng đồng quốc tế. “Bất cứ nỗ lực nào độc quyền hóa các quan hệ quốc tế sẽ thất bại”, ông nói. “Không ai có thể hy sinh an ninh quốc gia của các nước khác để theo đuổi an ninh tuyệt đối cho chính mình”.
Mỗi nước phải có quyền tự chọn lựa con đường phát triển, và Trung Quốc phản đối việc lật đổ chính quyền hợp pháp của các nước khác vì “những lợi ích ích kỷ”. “Chúng tôi phản đối việc xâm phạm các quyền hợp pháp của các nước khác, hủy hoại hòa bình và ổn định và vi phạm luật pháp quốc tế”, ông Tập nói. Ông cũng cho rằng châu Á-Thái Bình Dương cần “một cấu trúc an ninh mới” và Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ tích cực với các cường quốc khác, bao gồm Mỹ.
Ông không nhắc gì đến tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nhưng các nhà phân tích nói ông ngụ ý không thể đổ lỗi cho Bắc Kinh vì những căng thẳng gần đây ở khu vực.
Ông Tập cũng nói Trung Quốc không tìm kiếm bá quyền dù cho họ có trở nên hùng mạnh tới đâu. Tuy nhiên, giáo sư Li Mingjiang của Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam cho rằng trong khi Trung Quốc không muốn bị nhìn nhận là một nước hiếu chiến, các nước láng giềng của họ có thể thấy không thật sự thuyết phục.
“Có cảm giác rằng những gì Trung Quốc làm khác với những gì họ nói”, ông Li nói với báo South China Morning Post.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận