![]() |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết luận phiên chất vấn - Ảnh: Việt Dũng |
Các vị bộ trưởng trả lời một cách đầy đủ các câu hỏi đại biểu nêu ra một cách ngắn gọn, súc tích. Bộ trưởng, trưởng ngành, các vị đại biểu Quốc hội thẳng thắn nhìn vào tồn tại yếu kém và đưa ra được những giải pháp giải quyết. Chúng tôi cho rằng đây là phiên chất vấn có kết quả, không khí thẳng thắn trên tinh thần đoàn kết và xây dựng.
* Đại biểu ĐOÀN NGUYỄN THÙY TRANG (TP.HCM):
![]() |
Ảnh: M.Hương |
Tôi thấy các bộ trưởng đã cố gắng làm rõ giải pháp, thể hiện trách nhiệm của mình trong các nội dung mà đại biểu Quốc hội đặt ra cũng như đưa ra các cam kết sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, chưa phải đại biểu hài lòng hết. Có nhiều vấn đề chúng tôi yêu cầu cao hơn: phải có giải pháp cụ thể hơn, giải pháp mạnh mẽ hơn và phải có thời hạn để giải quyết triệt để các vấn đề đó.
Đặc biệt, các bộ trưởng phải thể hiện rõ trách nhiệm của cá nhân bộ trưởng, trách nhiệm của ngành mình với những vấn đề cụ thể đại biểu đặt ra thì tốt hơn.
Ví dụ như chuyện có tiêu cực trong công tác cán bộ hay không thì lẽ ra bộ trưởng Bộ Nội vụ phải biết rõ cụ thể ở đâu, thậm chí còn phải địa chỉ chỗ nào, chứ nếu bộ trưởng chỉ dẫn nghị quyết thì chuyện đó ai cũng biết rồi.
Tôi cho rằng để nâng cao hiệu quả chất vấn thì ngoài việc đại biểu cần nắm tốt thông tin, chất vấn ngắn gọn, cụ thể thì các bộ trưởng phải nắm chắc vấn đề, phải trả lời thẳng thắn và thể hiện quan điểm rõ ràng.
* Đại biểu LÊ NHƯ TIẾN (Quảng Trị):
Vẫn “thiếu lửa”
![]() |
Ảnh: V.Dũng |
Nếu sau chất vấn không hành động, không chuyển động, mọi thứ đều vô nghĩa. Cho nên, cuối cùng của chất vấn vẫn là hậu quả pháp lý, quy trách nhiệm cá nhân, sau đó bộ trưởng, trưởng ngành phải có giải pháp thiết thực để chuyển động theo hướng tích cực, khắc phục những tồn tại bất cập, đấy mới chính là hiệu ứng tốt của chất vấn.
Tôi vẫn hi vọng là sau chất vấn các bộ trưởng sẽ hành động ra sao chứ không chỉ là những lời hứa trên nghị trường.
Tiến tới, Quốc hội, đặc biệt là đoàn chủ tịch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải có một cách điều hành kiên quyết hơn để hướng các vị bộ trưởng, trưởng ngành thấy được trách nhiệm của mình - đấy mới là cái chính.
Bởi vì bản chất của chất vấn là quy trách nhiệm cá nhân, chứ chất vấn không phải để nắm tình hình, không phải là để tìm hiểu thông tin, càng không phải là để truy xét tập thể mà chính là xác định trách nhiệm người đứng đầu. Nếu không lần sau - chính vì không rõ trách nhiệm cá nhân - nên lại chất vấn lại những vấn đề đó. Và những vấn đề đó thì thường không được khắc phục.
* Cử tri LÊ VĂN MINH(phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM):
Có khuyết điểm đến đâu, phải nhận đến đấy
Theo dõi các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này tôi thấy chưa phải ngon lành lắm đâu, nhất là việc thực hiện lời hứa của một số bộ trưởng ở chất vấn tại các kỳ họp trước là chưa có hiệu quả, còn chậm.
Trong khi đó, bản thân bộ trưởng phải trả lời chất vấn tại kỳ họp này cũng chưa thể hiện được trách nhiệm một cách đầy đủ, nêu hạn chế, yếu kém còn sơ sài, thậm chí có biểu hiện “đá bóng” cho nhau, ví dụ như trong vấn đề quản lý thủy điện, việc xả lũ...
Trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng chưa nói rõ trách nhiệm của mình, không biết số cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” là bao nhiêu và chấn chỉnh như thế nào.
Để chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn được nâng lên, trước hết các bộ trưởng phải thể hiện trách nhiệm rất cao trước Chính phủ, trước Quốc hội, trước nhân dân, hễ có khuyết điểm đến đâu thì nhận đến đấy.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Thủ tướng thừa nhận quản lý thủy điện yếu kémCòn bao nhiêu con thỏ bị tuyên là gấu?Chiều nay, Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hộiLiệu Quốc hội có né những vấn đề nóng không?Sẽ xử lý nhà mạng nếu "bắt tay" tăng giá cước 3GHôm nay, Quốc hội tiếp tục ngày chất vấn thứ ba
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận