"Ngày xưa có…
- Một ông vua! - Các độc giả bé nhỏ của tôi sẽ nói ngay.
Không, các em ạ, các em lầm rồi. Ngày xưa có một khúc gỗ.

Đó chẳng phải là một thứ gỗ quý, chỉ đơn giản là một khúc gỗ trong đống củi mà mùa đông đến người ta thảy vào lò và lò sưởi để đốt lửa nấu ăn và sưởi ấm các phòng...".

Biết bao thế hệ độc giả trên thế giới từng đọc, đọc đi đọc lại nhiều lần những dòng mở đầu của cuốn sách về những cuộc phiêu lưu ly kỳ hấp dẫn của một thằng người gỗ có tên là Pinocchio.

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 1.

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 2.

Ngay tháng 2 năm đó, cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio - Câu chuyện của một con rối được Nhà xuất bản Felice Paggi Libraio Editrice phát hành tại Firenze với những hình ảnh minh họa của Enrico Mazzanti.

Và nó đã trở thành một cuốn sách văn học kinh điển vượt thời gian, không chỉ dành riêng cho thiếu nhi. Tính theo ngày phát hành cuốn sách hoàn chỉnh, năm nay Pinocchio tròn 140 tuổi.

Con số về các ấn phẩm được bán ở Ý và trên thế giới không thể nào tính đếm được. Sau Kinh thánhHoàng tử bé, Pinocchio là cuốn sách thứ ba được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, tính đến nay đã có khoảng 280 thứ tiếng, bao gồm cả ngôn ngữ và thổ ngữ địa phương.

Ngoài các bản dịch, phóng tác, còn có các tác phẩm được viết lại, lấy cảm hứng từ sách, nổi tiếng nhất là Chiếc chìa khóa vàng hay câu chuyện ly kỳ của Buratino của nhà văn Nga A. Tolstoy năm 1936.

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 3.

Có hơn 20 bộ phim chuyển thể từ Cuộc phiêu lưu của Pinocchio, nổi tiếng nhất có lẽ là phiên bản ngọt ngào của Pinocchio từ năm 1940 của Disney, vẫn được coi là một kiệt tác của điện ảnh hoạt hình ngày nay.

Hai trong số các phiên bản nổi tiếng nhất bằng tiếng Ý có sự tham gia của nam diễn viên Roberto Benigni: phiên bản đầu tiên, được phát hành năm 2002, Benigni đóng vai con rối gỗ và phiên bản thứ hai, năm 2019, do Matteo Garrone đạo diễn với bộ sưu tập trang phục kỳ công của Massimo Cantini Parrini, Benigni đóng vai Geppetto.

Steven Spielberg đã lấy cảm hứng của câu chuyện cho bộ phim A.I Trí tuệ nhân tạo (2001), trong đó không phải là một con rối mà là một robot mong muốn được trở thành một cậu bé người thật.

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 4.

Kỷ niệm 140 năm ngày ra đời của Pinocchio, năm 2023 này, các cuộc triển lãm, chương trình biểu diễn và nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật khác sẽ được tổ chức ở cả Ý và trên thế giới.

Trọng tâm của hoạt động kỷ niệm này là Tổ chức quốc gia Carlo Collodi và Thư viện Collodi, nơi thu thập nhiều tác phẩm của Lorenzini và vô số ấn phẩm bằng tiếng Ý cũng như các thứ tiếng trên thế giới.

Santo Alligo, họa sĩ minh họa, nhà thiết kế đồ họa và nhà sáng tạo người Torino, đã viết một cuốn sách thu thập lịch sử và hình ảnh của 130 họa sĩ người Ý đã minh họa Pinocchio (Little Nemo xuất bản).

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 5.

Mỗi nghệ sĩ diễn đạt Pinocchio theo một dáng vẻ phong cách riêng: cổ điển, như thật, dân gian, hiện đại, sáng tạo, đầy tưởng tượng.

Tất cả đã khẳng định một điều: nhân vật Pinocchio bất tử, câu chuyện về thằng người gỗ với lời lẽ giản đơn, không chút cao siêu là một áng văn chương phiêu lưu, một câu chuyện cổ tích, nhiều lời ngụ ngôn, một kiệt tác tiếp tục mê hoặc nhiều thế hệ trên toàn thế giới.

Không chỉ có Pinocchio, các nhân vật khác trong câu chuyện: bác thợ mộc Geppetto, Dế Mèn, Cô tiên tóc xanh, Cáo và Mèo, Lão Nuốt Lửa, Cá Nhám Voi, những nơi chốn như Xứ sở đồ chơi, thành phố mọi điều đảo ngược có tên Tóm Kẻ Khờ Khạo… đã trở thành một phần di sản của văn hóa đại chúng.

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 6.

Ông cũng chẳng thể ngờ cả thế giới sẽ tìm đến vùng quê nhỏ bé này để tưởng như được thấy nhân vật của ông chạy nhảy theo những con đường nhỏ lát đá quanh co giữa những ngôi nhà bằng đá.

Nơi đó có một bảo tàng ngoài trời có từ những năm 1950, công viên Pinocchio và thư viện sưu tầm cất giữ tất cả những gì liên quan đến chú rối gỗ lừng danh này.

Tôi đọc câu chuyện về thằng người gỗ lúc vừa mới bắt đầu học đọc, học viết, đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Thằng người gỗ là nhân vật không những để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm về hình dáng, tính cách, nó còn gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời tôi: ham chơi, thích phiêu lưu, tò mò, thích chạy đuổi theo lũ bướm và trèo cây như Pinocchio, ưa táy máy làm đồ chơi như Geppetto, luôn lải nhải như Dế Mèn, chậm chạp như Bà Ốc Sên, hay hắt xì như Lão Nuốt Lửa…

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 7.

Lúc này, với tôi, những bài học đạo lý làm người thấm sâu hơn và nhủ lòng luôn cố gắng để giữ thiện lương, tránh xa những ngỗ nghịch.

Nhưng đọc lại cuốn sách lần thứ n+1, tôi ngẫm ngợi thêm đôi điều. Lorenzzini, bút danh Collodi, viết câu chuyện vào cái thời cuộc sống chung còn đơn sơ, nghèo đói, khốn khó để kiếm cho đủ ăn, đủ mặc, trẻ em phải lao động từ nhỏ và cái chết hay những hình phạt khủng khiếp được nhắc tới trực diện, không một hình thức giảm nhẹ.

Collodi kết thúc câu chuyện nhiều kỳ trên báo bằng tình tiết Pinocchio bị treo cổ trên cây sồi như một án phạt cho những sai lầm mắc phải vì không chịu vâng lời. Tuy nhiên các độc giả nhỏ tuổi của ông lúc đó đã lớn tiếng phản đối hình thức cực đoan này, nên ông đã thay đổi cái kết, tiếp tục đưa câu chuyện đi xa hơn.

Chắc chắn Pinocchio sẽ không thể nổi danh toàn thế giới nếu nó ngoan ngoãn cắp sách đến trường, "…học lấy một nghề, sẽ là nguồn an ủi và là cây gậy chống của bố lúc tuổi già…".

Nó sẽ khó đi xa khỏi làng quê bé nhỏ ấy. Bác thợ mộc Geppetto lúc về già mong muốn chế ra một con rối "để đi khắp thế giới, kiếm cho mình một mẩu bánh mì và một ly rượu vang". Khi đục đẽo con rối gỗ, bác nghĩ rằng sẽ đặt tên cho nó là Pinocchio, bác cũng chỉ nghĩ được rằng "…cái tên này sẽ đem lại may mắn cho nó.

Mình có quen nguyên một gia đình Pinocchio: Pinocchio cha, Pinocchio mẹ và các Pinocchio con, tất cả đều có cuộc đời êm ả. Người giàu nhất trong số đó làm nghề hành khất".

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 8.

Những cú rẽ bất ngờ, những cuộc bỏ trốn mở tầm mắt cho Pinocchio. Nó bớt ngây thơ ngờ nghệch, bớt cả tin, bớt ngỗ nghịch, học nhiều bài học thực tế, dù phải trả giá nặng nề.

Thằng người gỗ biết ở xứ vui chơi thỏa thích sẽ biến thành lừa, tiền vàng không hái được trên cây, biết nói láo mũi dài ra, biết cả nói láo sẽ thoát khỏi tù ngục. Rồi nó biết rời xa bạn xấu, tự mình lao động để sống và nuôi bố, biết tự học hành, biết nhịn áo mới để tiền tặng Bà tiên tóc xanh chữa bệnh.

Pinocchio đã thoát khỏi lốt một con rối gỗ để trở thành "…một cậu bé nhanh nhẹn thông minh với mớ tóc màu hạt dẻ và cặp mắt xanh cùng dáng vẻ tươi tắn, hân hoan…"(*)

Dịch giả Bửu Kế trong "Bức thư thay lời tựa" cho bản dịch tiếng Việt của mình đã viết rằng:

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 9.

Bản dịch Thằng người gỗ của dịch giả Bửu Kế đã đoạt giải nhất của Hội phụ huynh học sinh Việt Nam năm 1952.

Đúng vậy, bản tính tự nhiên của thằng người gỗ là một linh hồn thích tự do, không chịu được các quy tắc, các định nghĩa, những sự cấm đoán khiến cho bao nhiêu rắc rối nảy sinh.

Tuy vậy, thằng người gỗ luôn đầy sức sống và sức mạnh của nó chính là lòng tốt, có lương tâm, biết yêu thương, giúp đỡ, tự cứu mình, cứu người. Giải thưởng cuối cùng đã đến.

Nhưng, Collodi đã viết những dòng cuối như sau:

Chú rối gỗ chinh phục cả thế giới - Ảnh 10.

Dấu ba chấm mà bản dịch không có.

Sinh ra từ một khúc gỗ, suốt những cuộc phiêu lưu, Pinocchio chứng kiến bố Geppetto già đi, Cô tiên bé nhỏ tóc xanh thành Bà tiên tóc xanh, có lúc phải biến dạng thành lừa nhưng thằng người gỗ vẫn thế. Một đứa trẻ. Pinocchio sẽ phải thành người lớn.

Dấu ba chấm. Một ẩn số chăng? Hay một cái kết mở và Collodi chờ đợi độc giả tiếp tục dẫn đường?

Làm người lớn khó lắm!

(*) Các trích đoạn dịch từ nguyên bản tiếng Ý, tư liệu từ Thư viện Collodi

------------------------------------------------

LIÊN HƯƠNG
VÕ TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0