Phóng to |
Sách do NXB Văn Hóa Văn Nghệ ấn hành - Ảnh: L.Điền |
Đây có thể xem như một hành trình tìm ngược về những khúc khuỷu thăng trầm trên con đường phát triển của chữ quốc ngữ, tức loại chữ dùng ký kiệu Latin ghi âm tiếng Việt bắt đầu từ thế kỷ 17. Tuy nhiên, hai chữ “quốc ngữ” với ý nghĩa “chữ của nước Việt Nam” thì mãi đến năm 1878 mới xuất hiện trong văn bản hành chính chính thức (nghị định do thống đốc Nam kỳ lúc ấy là Lafont ký, quy định thời điểm ngày 1-1-1882 bắt buộc người dân Nam kỳ phải dùng chữ quốc ngữ).
Kể từ thời điểm đó, đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là tư liệu thành văn và khối lượng tác phẩm văn học dùng quốc ngữ làm phương tiện chính đã phát triển vượt bậc, để lại rất nhiều thành tựu. Quá trình ấy phản ánh nhiều chiều kích của một xã hội chuyển mình theo bước ngoặt “có chữ viết mới”, mà cụ thể là sự ra đời của văn chương và báo chí quốc ngữ ở Nam kỳ trong giai đoạn đầu của chữ quốc ngữ là đề tài quan trọng đến nay còn chưa khai thác hết.
Tác giả Trần Nhật Vy đã kỳ công hệ thống các sự kiện, lý giải những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của chữ quốc ngữ mà những người trẻ sau này có thể không nắm được: Tại sao người Pháp chọn quốc ngữ, thái độ của người dân bản địa trước quyết định mang tính hành chính của Pháp trong việc bắt buộc dùng chữ quốc ngữ, sự ra đời và tác dụng của các phong trào truyền bá chữ quốc ngữ... Đặc biệt là các chương khảo qua tình hình quốc ngữ trên các báo Nam kỳ như: Gia Định Báo, Nữ Giới Chung, Đông Pháp Thời Báo...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận