19/01/2022 11:11 GMT+7

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế kể những việc 'đi vào lịch sử bếp núc của Quốc hội'

N.AN
N.AN

TTO - Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, làm việc ngày đêm của nhiều thành viên Quốc hội và các đại biểu để thông qua 1 luật và 3 nghị quyết, nhiều câu chuyện đã 'đi vào lịch sử bếp núc' của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế kể những việc đi vào lịch sử bếp núc của Quốc hội - Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến tổng kết kỳ họp bất thường - Ảnh: Quochoi.vn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV tại phiên họp thứ 7, sáng 19-1.

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết kỳ họp bất thường lần thứ nhất được tổ chức trong bối cảnh thực tiễn đất nước đòi hỏi Quốc hội cần phải xem xét, quyết đáp ngay một số vấn đề quan trọng để giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Vũ Quang Huy cho biết các cơ quan liên quan như Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội làm việc cả ngày lẫn đêm.

"Có ngày 8h tối 1 thông tin, 11h30 là 1 thông tin, 2h sáng rồi 5h sáng 1 thông tin đề nghị góp ý để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau" - ông Vũ Quang Huy nói và đề nghị nên có hình thức khen thưởng đột xuất.

Là một trong những cơ quan đảm trách nhiều việc nhất tại kỳ họp bất thường vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng các ý kiến phản hồi đánh giá các quyết sách vừa qua là rất cần thiết cho người dân, doanh nghiệp sau 2 năm chịu tác động của dịch bệnh và sớm thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển.

Chia sẻ có những việc "đi vào lịch sử bếp núc của Quốc hội", ông Thanh cho biết có những việc phải xin 17 chữ ký của các bên liên quan trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực một luật, sửa 9 luật sau khi được đại biểu ấn nút thông qua. Nhiều cơ quan làm việc ngày đêm để kịp hồ sơ trình Quốc hội.

Đánh giá kỳ họp thành công về mọi mặt, thể hiện ở chỗ ý tưởng đúng, chuẩn bị tốt, phối hợp tốt, tiến hành gọn và ra văn bản nhanh, song Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng "các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải giám sát ngay, giám sát thường xuyên để các chính sách mà Quốc hội đã quyết đi vào cuộc sống".

Đồng tình, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặt ra yêu cầu Chính phủ cần quan tâm triển khai thực hiện các nghị quyết, làm sao đảm bảo chính sách sớm vào cuộc sống, tránh xảy ra tiêu cực.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định kỳ họp bất thường lần thứ nhất cho thấy sự tìm tòi, trăn trở, đổi mới của Quốc hội. Theo đó, những nội dung vừa được Quốc hội quyết không chỉ cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài, không chỉ trong các năm 2022, 2023 mà cho cả những năm tiếp theo và cả nhiệm kỳ.

"Thành công của kỳ họp chỉ là bước đầu nên Chính phủ, cơ quan Quốc hội phải đôn đốc, kiểm tra, rà soát để tổ chức thực hiện ngay" - ông Huệ yêu cầu.

Chủ tịch Quốc hội giải thích tại sao gọi là Chủ tịch Quốc hội giải thích tại sao gọi là 'kỳ họp bất thường' lần thứ nhất

TTO - Hàm ý đặt tên Kỳ họp bất thường lần thứ nhất là có thể có lần 2, lần 3 để xem xét những vấn đề bức xúc, quan trọng hoặc chuyên đề xây dựng luật, pháp lệnh, theo Chủ tịch Quốc hội.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên