Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng đằng sau mỗi cuộc hôn nhân ấy còn mưu cầu cả sự giàu có, sung sướng cho gia đình, người thân của các cô gái.
Gia đình tôi và hầu hết các gia đình ở quê tôi lại khác. Bố mẹ tôi tuyệt đối không cần nhận một sự "viện trợ" nào từ các con gái. Bởi không riêng bố mẹ tôi mà rất nhiều ông bố bà mẹ ở quê tôi cho rằng "con gái là con người ta..."
Thậm chí muốn biếu tặng bố mẹ chút tiền, quà cũng phải "nhìn trước ngó sau" tránh dư luận đã lấy chồng rồi... chỉ nên vun vén cho đằng nhà chồng.
Cũng có những gia đình vì lý do con gái đã đi lấy chồng là "chuyển khẩu" về nhà chồng rồi nên mất hoàn toàn "tiếng nói", quyền lợi và trách nhiệm với bố mẹ ruột.
![]() |
Tranh minh họa |
Nhiều gia đình ở quê tôi đã xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp đến mức kiện cáo ra tòa chỉ vì chị gái, em gái đòi chia tài sản thừa kế của bố mẹ. Còn nhiều người không hiểu luật pháp lại cho rằng họ -những người phụ nữ đã đi lấy chồng thì không có quyền lợi đó.
Bố mẹ tôi có ba cô con gái, ông bà làm lụng chắt chiu từ thời trẻ với hi vọng: đủ tiền an dưỡng tuổi già vì không có con trai nối dõi, chăm sóc.
Tôi đã cùng các chị gái của mình thống nhất một mức tiền biếu bố mẹ tiêu dùng trong tháng, thường xuyên về nhà thăm hỏi, chở bố mẹ đi khám sức khỏe định kỳ...
Những việc làm này hoàn toàn không phải do khả năng kính tế của chị em chúng tôi dư dả, mà xuất phát từ tình cảm gia đình, từ lòng biết ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
Tất nhiên, chuyện này hơi lạ ở quê, nhiều người cho rằng chúng tôi đã làm trái với suy nghĩ " đã lấy chồng chỉ nên vun vén cho nhà chồng"
Tôi được biết, hiện nay Luật hôn nhân và gia đình có quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ của con cái.
Điều đặc biệt, đáng nhấn mạnh ở đây là quy định này không hề phân biệt trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng giữa con trai và con gái.
Có nghĩa khi đã đi lấy chồng, các cô gái vẫn buộc phải làm tròn bổn phận với cha mẹ, nhất là khi cha mẹ ruột gặp khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Về bài viết "Cô dâu Việt bị sát hại, vì coi con gái là "tài sản", tôi đồng ý với nhiều điểm trong bài viết của tác giả. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, tôi nghĩ rằng chu cấp "tài sản" cho cha mẹ đang sống nghèo khó ở quê nhà, đó còn là bổn phận và trách nhiệm của người con gái đã đi lấy chồng.
Bạn đọc có thể chia sẻ những câu chuyện của mình với mục Tâm sự của Tuổi Trẻ Online. Bạn cũng có thể gửi những ý kiến, bình luận về những câu chuyện, vấn đề quan tâm qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận