28/01/2018 10:23 GMT+7

​Chọn ngành từ kết quả thi và quy hoạch nguồn nhân lực

TS LÊ THỊ THANH MAI
TS LÊ THỊ THANH MAI

TTO - Tham khảo thông tin về kết quả kỳ thi THPQ quốc gia năm 2017 và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương sẽ giúp thí sinh TP.HCM chọn lựa hướng đi tốt nhất sau THPT.

Học sinh TP.HCM có tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao nhất nước với 98,48% - Ảnh: NHƯ HÙNG
Học sinh TP.HCM có tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao nhất nước với 98,48% - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nền tảng kiến thức THPT vững chắc (chủ yếu lớp 11, 12) cùng với chọn ngành, chọn trường phù hợp với đam mê, năng lực và tham khảo nhu cầu nguồn nhân lực là 3 yếu tố cơ bản giúp học sinh thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia (THPTQG) và xét tuyển ĐH sắp tới.

Tham khảo thông tin về kết quả kỳ thi THPQQG năm 2017 và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương sẽ giúp thí sinh TP.HCM chọn lựa hướng đi tốt nhất sau THPT.

Kết quả kỳ thi THPTQG năm 2017 của học sinh TP.HCM

Năm 2017, cả nước có 865.975 thí sinh dự thi THPTQG, trong đó, tỉ lệ thí sinh đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH là 74%. TP.HCM có khoảng 64.000 thí sinh dự thi, trong đó có trên 95% học sinh lớp 12 có đăng ký dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, cao hơn tỉ lệ chung của cả nước.

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT của học sinh TP.HCM cao hơn tỉ lệ tốt nghiệp chung của cả nước (98,48% so với mức 97,42% của cả nước).

Một điểm cần lưu ý đối với thí sinh là tuy phải thi theo bài thi trong kỳ thi THPTQG, nhưng khi xét tuyển vào đại học thì hầu hết các ngành tuyển sinh ở các trường xét tuyển theo tổ hợp 3 môn thi.

Ở năm 2017 vẫn còn quy định mức điểm sàn xét tuyển ĐH. Với mức điểm sàn là 15,5 điểm, cả nước có 62% thí sinh có đủ điều kiện quy định về điểm sàn để dùng kết quả thi THPTQG xét tuyển vào các trường ĐH.

Năm tổ hợp xét tuyển có nhiều thí sinh nhất và điểm trung bình lần lượt là A00 (883.768, 34,59%) - 18,38 điểm, D01 (608.632, 23,82%) - 17,51 điểm, A01 (286.760, 11,22%) - 17,86 điểm, B00 (282.984, 11,08% - 17,72 điểm), C00 (277.722, 10,87% - 18,66 điểm).

Điểm trung bình 3 môn thi cũng như các tổ hợp xét tuyển của thí sinh TP.HCM đều cao hơn so với cả nước. Điểm trung bình 3 môn thi càng cao thì cơ hội được xét trúng tuyển vào các trường ĐH cũng càng cao.

Vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong chủ động hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Để phát triển nhân lực thực hiện thành công các mục tiêu của định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, TP.HCM đã đặt mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới; trong đó sẽ tập trung vào các nhóm đối tượng đặc biệt, có vai trò quyết định và tạo sự đột phá trong phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (nhân lực cho hệ thống chính trị; nhân lực khoa học - công nghệ; nhân lực quản lý, doanh nhân; công nhân kỹ thuật; năng khiếu, nhân tài trong ngành thể dục thể thao, văn hóa, thông tin...).

Theo đó, TP.HCM đã đặt mục tiêu đến năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 5,11 triệu người (chiếm 90% trong tổng số 5,68 triệu người đang làm việc). Mục tiêu này đưa TP.HCM vào nhóm các địa phương đạt mức khá của cả nước.

Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề năm 2015 khoảng 2,5 triệu người (bằng 77%), năm 2020 khoảng 4,2 triệu người (bằng 82%); số nhân lực qua hệ thống giáo dục đào tạo năm 2015 khoảng 752 nghìn người (bằng 23%), năm 2020 khoảng 913 nghìn người (bằng 18%).

Nền tảng kiến thức THPT vững chắc sẽ giúp học sinh thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học cao đẳng - Ảnh: NHƯ HÙNG
Nền tảng kiến thức THPT vững chắc sẽ giúp học sinh thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học cao đẳng - Ảnh: NHƯ HÙNG

Năm 2020 số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp khoảng 3.905 nghìn người (chiếm khoảng 76,44% tổng số nhân lực qua đào tạo đang làm việc của thành phố), con số tương ứng của bậc trung cấp là 385 nghìn người (chiếm khoảng 7,55%); bậc CĐ khoảng 144 nghìn người (chiếm khoảng 2,82%); bậc đại học khoảng 612 nghìn người (chiếm khoảng 12%); và bậc trên ĐH gần 62 nghìn người (chiếm khoảng 1,21%).

Phát triển nhân lực chia theo ngành/lĩnh vực thì nhân lực khối ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ mức 1.661 nghìn người năm 2010 (bằng 43,49% tổng số nhân lực đang làm việc) lên gần 1.993 nghìn người năm 2015 (bằng 42,79%) và khoảng 2.390 nghìn người năm 2020 (bằng 42,11%), trong đó, trình độ ĐH khoảng 8,1%.

Nhân lực khối ngành Dịch vụ tăng từ mức 2.020 nghìn người năm 2010 (bằng 52,92% tổng số nhân lực đang làm việc) lên gần 2.534 nghìn người năm 2015 (bằng 54,42%) và khoảng 3.162 nghìn người năm 2020 (bằng 55,69%), trong đó, trình độ ĐH là 14,9%.

Nhân lực khối ngành Nông-Lâm-Thủy sản giảm từ mức 137 nghìn người năm 2010 (bằng 3,59% tổng số nhân lực đang làm việc) xuống gần 130 nghìn người năm 2015 (bằng 2,79%) và khoảng 125 nghìn người năm 2020 (bằng 2,20%), trong đó, trình độ ĐH là 31,4%.

Điểm bình quân 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển

Tổ hợp xét tuyển

A00

A01

B00

C00

D01

ĐTB/

3MT

ĐTB

lớp 12

TP.HCM

17,33

18,15

16,71

16,95

17,93

17,3

22,6

Cả nước

16,87

16,53

16,30

16,23

15,41

16,17

21,96

20 trường THPT TP.HCM có điểm bình quân 3 môn thi năm 2017 cao

STT

Trường THPT

ĐTB/3MT (*)

ĐTB/3MT của thí sinh có điểm từ 15.5 trở lên

Trường có tỉ lệ thí sinh đạt điểm sàn từ trên 40% (**)

1

THPT chuyên Lê Hồng Phong (1)

22.60

22.65

x

2

Phổ thông Năng khiếu (2)

22.47

22.52

x

3

THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (11)

21.76

21.78

x

4

THPT Nguyễn Thượng Hiền (24)

21.29

21.32

x

5

THCS và THPT Nguyễn Khuyến (41)

20.91

20.95

x

6

THPT Thực hành Đại học Sư phạm (45)

20.89

20.96

x

7

THPT Bùi Thị Xuân (54)

20.67

20.74

x

8

THPT Trần Phú (74)

20.06

20.23

x

9

THPT Nguyễn Hữu Cầu (78)

19.97

20.19

x

10

THPT Nguyễn Thị Minh Khai (82)

19.92

20.18

x

11

THPT Lê Quí Đôn (84)

19.90

20.08

x

12

THPT Nguyễn Công Trứ (86)

19.87

20.12

x

13

THPT Phú Nhuận (87)

19.87

19.96

x

14

THPT Gia Định (89)

19.85

20.05

x

15

THTH Đại học Sài Gòn (99)

19.65

20.00

x

16

THPT Nguyễn Hữu Huân (101)

19.62

20.05

x

17

THPT Nguyễn Du (109)

19.46

19.64

x

18

THPT Mạc Đĩnh Chi (110)

19.46

19.91

x

19

THPT Nguyễn Khuyến (116)

19.39

19.60

x

20

THCS và THPT Đinh Thiện Lý (117)

19.38

19.51

x

 Bảng 3. Quy hoạch cơ cấu kinh tế đến 2020

Khu vực/Tỉnh/Thành

Quy hoạch

công nghiệp - xây dựng

dịch vụ

nông, lâm, ngư nghiệp

Cả nước

41,6-42,6%

56,4-57,4%

0,94-0,95%

Đông Nam bộ

43%-45%

44%

2%-3%

TP.HCM

39,19 - 41,07%

58,16% - 60,07%

0,74% - 0,78%

TS LÊ THỊ THANH MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên