Phóng to |
Các thành viên nhóm nghiên cứu bên chó robot Rudo. Từ trái sang: Võ Xuân Cảnh, Lê Như Thịnh, Huỳnh Ngọc Tiến Đạt - Ảnh: nhân vật cung cấp |
Nhóm nghiên cứu gồm: Phạm Thanh Tới, Hồ Huy Huân, Lê Như Thịnh, Võ Xuân Cảnh, Huỳnh Ngọc Tiến Đạt, được hướng dẫn bởi tiến sĩ Nguyễn Bá Hải.
Trong suốt một tháng, nhóm bạn trẻ thường gặp nhau sau giờ học và miệt mài trong phòng thí nghiệm cơ điện tử ôtô của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM để thực hiện các phần việc như cơ khí, lắp mô tơ, lập trình, mạch điện... Không ít hôm, các cậu sinh viên này rời phòng thí nghiệm vào lúc 1g-2g sáng.
Các sinh viên sử dụng ngôn ngữ lập trình LabVIEW để điều khiển những cơ cấu vận động cho Rudo. Chó Rudo có hình dáng chó đốm, có chiều dài khoảng 75cm, nặng khoảng 5kg, có thể sủa (có thể điều chỉnh âm lượng tiếng sủa) đồng thời với cử động đuôi, đầu, chân.
Phóng to |
Các sinh viên trong nhóm nghiên cứu chó robot thông minh Rudo vẫn thường gặp nhau để chia sẻ các ý tưởng mới - Ảnh: Trung Uyên |
Đặc biệt, ngoài tính năng giữ nhà, chó Rudo có thể làm bạn với chủ, nhất là với trẻ em, vì có thể hát, làm nũng, nói tiếng Anh, đọc truyện...
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải cho biết: "Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ ứng dụng các công nghệ cao hơn vào như nhận dạng ảnh, nhận dạng dáng người hoặc các thuật toán khác để giúp chó phân biệt chủ nhà và người lạ. Chúng tôi mong muốn phát triển chó robot Rudo thành sản phẩm đồ chơi công nghệ có giá thành thấp dành cho trẻ em".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận