Đổi mới để thị trường vận hành tốt hơnGiảm thủ tục, tạo bình đẳng cho doanh nghiệp
* Lê Hữu Nghĩa (giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành)
Sớm đưa chính sách vào cuộc sống
Ảnh: Đình Dân |
Ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn Nhà nước phải nhanh chóng, kịp thời ra nghị định, thông tư, quy định hướng dẫn để đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống. Cấp bách nhất hiện nay là Luật đất đai đã được ban hành thì các cơ quan phải làm sao để đúng “giờ G” ngày 1-7-2014 là phải có nghị định ra trước đó mấy tháng, các thông tư cũng phải được ban hành kịp thời và tới ngày đó áp dụng liền.
* Lê Chí Hiếu (chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc ThuducHouse)
Doanh nghiệp trong vòng luẩn quẩn
Ảnh: Đình Dân |
Như về gói 30.000 tỉ đồng thời gian qua cũng đã có những sửa đổi rất nhanh như giảm lãi suất gói này xuống còn 5% thay vì 6% như trước. Nhưng nhiều vướng mắc khác ở gói tín dụng này chưa được xử lý như: sửa đổi các điều kiện xác nhận để người dân dễ tiếp cận; mở rộng ra các đối tượng tiếp cận ở chỗ nên cho các nhà đầu tư những dự án nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m² có thể tiếp cận gói này... Những vấn đề rất thiết thực khác nếu chúng ta mở ra được thì giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Một thực tế khác hiện nay là hệ thống luật không đầy đủ mà nhiều điều còn đá nhau khiến doanh nghiệp khổ sở. Như hiện nay chủ trương cho doanh nghiệp làm căn hộ nhỏ theo nghị quyết 02 là cho làm nhưng ra thực tế bị vướng. Cơ quan địa phương cho rằng đây là giải pháp tạm thời chỉ áp dụng cho các căn hộ đang dở dang, còn dự án mới không được giải quyết. Ngay bản thân các dự án dở dang xin chuyển qua cũng vướng mắc nhiều thứ từ địa phương, những điều này đi ngược với quyết định của trung ương. Như Bộ Xây dựng có văn bản cho tăng dân số khi phân chia căn hộ nhỏ nhưng ở TP.HCM các ban ngành lại không cho tăng dân số... Đây là những vướng mắc nhỏ nhưng tạo ra hệ quả lớn khiến doanh nghiệp trong vòng luẩn quẩn mà không biết kêu ai.
Luật chuyên ngành cần quy định về nghề đặc thù Trả lời các vấn đề luật sư Hà Hải nêu khi tham dự diễn đàn trong số báo ngày 10-1, ông Lê Quang Mạnh, cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch - đầu tư, cho rằng luật sư Hà Hải nêu rất đúng về những ngành nghề đặc thù như thẩm mỹ viện Cát Tường cần phải thành lập theo hình thức công ty hợp doanh để đảm bảo trách nhiệm không giới hạn. Theo ông Mạnh, những vấn đề cụ thể như thế này không cần đưa vào luật chung mà cần nghiên cứu đưa vào luật chuyên ngành. Với những ngành nghề như ngành y, các bộ quản lý chuyên ngành có thể thiết kế quy định riêng, hoặc đưa vào luật chuyên ngành những yêu cầu như phòng khám cần bao nhiêu bác sĩ, cấp giấy phép ra sao, các điều kiện cụ thể... Ông Mạnh cũng cho rằng việc nghị định 43/2010 nêu dưới 10 lao động được cấp giấy chứng nhận “hộ kinh doanh cá thể” là để hạn chế khả năng hộ có quy mô lao động lớn, trên 10 lao động, nhưng vẫn tổ chức là hộ kinh doanh. Trên 10 lao động, luật VN yêu cầu không được ở hình thức hộ kinh doanh mà cần thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cấm nhà đầu tư lập doanh nghiệp có dưới 10 lao động. Thực tế, hiện rất nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ có 5-7 lao động nhưng vẫn thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân. Còn vấn đề ngăn chặn doanh nghiệp hoạt động ở ngành nghề đặc thù nhưng vẫn được đăng ký kinh doanh hộ gia đình như đã nói ở trên, cần phải có quy định của luật chuyên ngành để điều chỉnh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận