05/12/2019 15:05 GMT+7

Chín người mười ý thì sao sản xuất lớn được!

B.NGỌC ghi
B.NGỌC ghi

TTO - Muốn có hiệu quả phải sản xuất quy mô lớn, vì vậy buộc phải tập trung ruộng đất thông qua liên kết, tích tụ. Dù chưa có quy định nhưng quá trình liên kết đó chậm vì dựa trên cơ chế thuyết phục người nông dân là chính.

Chín người mười ý thì sao sản xuất lớn được! - Ảnh 1.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) có khoảng 70% diện tích (tổng diện tích của hợp tác xã khoảng 570ha) đã được áp dụng máy cấy - Ảnh: NGỌC TÀI

Tình trạng đất đai manh mún, mỗi thửa cách một bờ ngăn, thì mỗi thửa ruộng sẽ có điều kiện khác biệt, làm cho chi phí sản xuất tăng khi phải xử lý riêng lẻ từng mảnh ruộng. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp không xài được công thức chung, dịch vụ chung nên đẩy chi phí lên cao. Chín người thường mười ý nên rất khó thống nhất được một sản pháp chung, và không thể sản xuất lớn được.

Lộc Trời hiện làm chủ sở hữu khoảng 1.000ha đất, còn đất tập đoàn liên kết sản xuất với nông dân sản xuất theo quy trình kỹ thuật của công ty, cán bộ kỹ thuật của công ty tham gia kiểm soát, quản lý quy trình sản xuất, cung ứng vật tư, thu mua sản phẩm của nông dân theo hợp đồng hiện khoảng hơn 30.000ha, thời điểm cao nhất diện tích liên kết giữa công ty với nông dân lên tới khoảng 105.000ha. Những năm gần đây do tiêu thụ sản phẩm khó hơn nên công ty thu hẹp diện tích liên kết với nông dân xuống.

Cần có diện tích lớn để nâng quy mô đầu tư và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Chỉ có sản xuất nông nghiệp quy mô lớn mới có thể đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đây là điều kiện và cũng là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Chẳng hạn, chúng tôi muốn thuê dịch vụ bay để phun thuốc trên cánh đồng thì không thể thực hiện trên diện tích nhỏ lẻ được.

Việc tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng lớn hiện có nhiều cách, chẳng hạn một là dân cho doanh nghiệp thuê đất, hai là nông dân bán đất cho doanh nghiệp, bà là nông dân liên kết với doanh nghiệp để gom đất hình thành những cánh đồng lớn.

Bên cạnh đó, người dân hoàn toàn có thể tự liên kết với nhau thông qua mô hình hợp tác xã để cũng sản xuất, canh tác theo mô hình cơ giới hóa, tự động hóa. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 càng đòi hỏi phải hình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân.

Chín người mười ý thì sao sản xuất lớn được! - Ảnh 2.

Hạn chế của sản xuất nông nghiệp manh mún hiện nay là tính tư hữu của người nông dân, họ thường muốn làm theo ý mình, mỗi người một ý khác nhau. Việc tập trung, tích tụ đất đai sẽ xóa đi ranh giới bờ giữa các thửa ruộng nhỏ, công nghệ định vị giờ cho phép thực hiện tập trung ruộng đất của nông dân để hình thành những cánh đồng, nông trại sản xuất lớn. Hai hình thức tập trung và tích tụ đều hình thành nên mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy việc đưa công nghệ vào nông nghiệp.

Theo tôi, tích tụ đất đai chưa cấp thiết nhưng phải thực hiện ngay việc tập trung đất đai thông qua việc liên kết nông dân lại với nhau để hình thành những cánh đồng mẫu lớn.

Tích tụ và tập trung đất đai đang là đòi hỏi bức thiết của nhiều nông dân để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Ví dụ, việc phun thuốc trừ sâu bằng drone (thiết bị bay không người lái) với độ chính xác tuyệt đối sẽ giảm được từ 30-50% lượng thuốc trừ sâu cho cùng một diện tích, mang lại hiệu quả, bảo đảm môi trường, tăng năng suất cho đồng ruộng. Đặc biệt, áp dụng công nghệ này nông dân không phụ thuộc vào người phun thủ công, hạn chế ảnh hưởng thuốc trừ sâu đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp dự đoán được tình hình sâu bệnh, mùa vụ, năng suất để tính toán việc thu mua, dự trữ sản phẩm để chuẩn bị kho tàng cho hợp lý. Nhờ áp dụng công nghệ người nông dân sẽ biết được tình hình dinh dưỡng cho cây trồng, độ ẩm, lượng nước tưới. Chỉ với một con drone có thể kết hợp chỉ huy toàn bộ dàn máy móc nông nghiệp trên cánh đồng một cách tổng quát. Bối cảnh hiện nay, động lực và áp lực tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất lớn đều đã sẵn sàng.

HUỲNH VĂN THÒN, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời

Tích tụ đất đai để nông nghiệp bứt phá Tích tụ đất đai để nông nghiệp bứt phá

TTO - Chủ trương tích tụ đất đai của Chính phủ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ đem đến đột phá trong nông nghiệp, có thể hình thành một thị trường đất đai đúng nghĩa kết hợp với một chính sách chuyển đổi sinh kế phù hợp cho nông dân.

B.NGỌC ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên