Và đối tượng được mời tham gia sẽ là các nhà chuyên môn, giới quản lý, báo chí... Thời gian dự kiến tổ chức trong tháng 12.
Đường hướng phát triển của bóng đá VN đã có đầy đủ trong “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do Chính phủ phê duyệt. Ảnh: Nam Khánh |
Nhưng theo trí nhớ của tôi, Chính phủ đã có một quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Từ đây, tôi lần tìm lại các tài liệu liên quan đến chiến lược này trên các trang web của Bộ VH-TT&DL, Chính phủ...
Đúng vậy, vào đầu năm 2013 lãnh đạo ngành thể thao đã có một đợt hoạt động lớn, quy mô nhằm xây dựng bản dự thảo chiến lược nói trên. Để có được bản dự thảo dài 34 trang này, lãnh đạo ngành thể thao đã tổ chức hai cuộc hội thảo lớn tại Hà Nội và TP.HCM, mời nhiều chuyên gia, nhà báo, cựu quan chức ngành thể thao... tham gia góp ý.
Từ ý kiến đóng góp thu thập tại hai cuộc hội thảo, cộng thêm những số liệu thống kê, khảo sát khoa học từ thực tế của nền bóng đá VN hiện tại, ngành thể thao đã hoàn chỉnh đề án và trình lên lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, rồi trình tiếp lên Chính phủ. Và ngày 8-3-2013, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi đó đã thay mặt Chính phủ ký quyết định số 419/QĐ-TTg ban hành “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” dài 11 trang giấy khổ A4.
Đọc xong văn bản này, phải nói nó rất toàn diện với đầy đủ quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu từng giai đoạn, giải pháp... Theo đó, Chính phủ cũng chỉ đạo vào cuối năm 2015 Bộ VH-TT&DL phải chủ trì sơ kết việc thực hiện chiến lược này trong giai đoạn ba năm đầu tiên.
Tiếp đến vào ngày 13-5-2013, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh đã ký ban hành chỉ thị về việc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam mà Chính phủ đã quyết định.
Điểm qua một số vấn đề nổi bật được nêu, quyết định mà Chính phủ ban hành, có thể nói Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT cùng LĐBĐ Việt Nam (VFF) khó hoàn thành được mục tiêu nêu trong văn bản quy phạm pháp luật 419/QĐ-TTg.
Ví dụ, một trong các chỉ tiêu phải làm được trong giai đoạn đến năm 2020 là VFF có 10 - 15 cán bộ tham gia ban chấp hành và các ban chuyên môn của LĐBĐ Đông Nam Á (AFF), LĐBĐ châu Á (AFC); có ít nhất 10 trọng tài chính, 20 trợ lý trọng tài đạt tiêu chuẩn trọng tài FIFA. Về chuyện này, dù VFF cũng có khá nhiều ghế trong các tổ chức quốc tế song chỉ giao mỗi một người là ông phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, chứ không phải 10 - 15 cán bộ như chỉ tiêu Chính phủ đặt ra...
Từ đây, người hâm mộ chúng tôi có vài câu hỏi:
1. Trong lúc đã có một quyết định từ Chính phủ về chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam toàn diện và đầy đủ như vậy thì tổ chức “hội nghị Diên Hồng” để làm gì?
2. Phải chăng lãnh đạo ngành thể thao đã quên “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”?
3. Nếu không quên thì lãnh đạo ngành thể thao và VFF đã thực hiện được bao nhiêu chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra trong chiến lược nói trên?
4. Như vậy cuối năm nay có cần tổ chức “hội nghị Diên Hồng” cho bóng đá Việt Nam nữa không, hay tập trung cho việc sơ kết thực hiện chiến lược theo chỉ đạo của Chính phủ?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận