03/09/2012 13:08 GMT+7

Chiếc BMW sang trọng nhất là trái tim chân thành

LOUIS
LOUIS

TTO - Trong gần 1 tuần, câu chuyện “Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”! thu hút sự tranh luận của bạn đọc.

Bên cạnh những phản biện rằng đó là xu thế hợp thời đại, nhiều bạn đọc vẫn nghĩ rằng chiếc BMW sang trọng nhất là trái tim yêu chân thành.

Tuổi trẻ, sắc đẹp rồi sẽ phai tàn theo thời gian, sự giàu có thể chỉ còn là quá khứ bởi cuộc đời vốn đầy biến động. Trước những đổi thay ấy, có lẽ chỉ có tình yêu bằng cả trái tim mới có thể giữ người trong cuộc còn bên nhau.

TTO mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và xin tạm khép lại diễn đàn nhỏ này.

Đừng trách người thích "khóc sau BMW"?Xe BMW quý hơn tấm chân tình?“Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”!“Khóc trong BMW” cũng có thể... hạnh phúc?

1y1c1dez.jpgPhóng to

Tình yêu chân thành từ trái tim là sức mạnh để nhiều lứa đôi vượt qua những sóng gió trong cuộc đời - Ảnh minh họa: từ Internet

Hôn nhân trên nền BMW như lâu đài trên cát

Các đại gia Trung Quốc tuyển vợ trong câu chuyện “Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”! chắc hẳn có suy nghĩ trưởng giả “tôi có tiền, tôi có quyền”. Có thể đây là một chiêu tự PR bản thân, để thiên hạ một phen “lác mắt”, thể hiện đẳng cấp “đại gia”.

Trong đời, nhiều người có “mối tình đầu” và “mối tình cuối”. Mối tình đầu thường là mối tình đẹp nhất, dù tan vỡ hay thành công. Các đại gia Trung Quốc kén vợ trong câu chuyện trên hầu hết đã ly dị, đã có con, nghĩa là họ từng có một tình yêu chín muồi để đi đến hôn nhân.

Chỉ tình yêu đi cùng năm tháng

Sắc đẹp, tuổi trẻ rồi cũng qua đi, chỉ có tình yêu chân thành cùng trái tim chân thật ở lại với ta cùng năm tháng.

Những ai mải miết tìm kiếm những thứ ảo tưởng xa hoa phù phiếm không thuộc về mình thì sẽ mãi cô độc trên chặng đường dài còn lại.

Vậy họ muốn gì ở cuộc kén vợ lần này? Một tình yêu mới? Một tình yêu hoàn hảo? Một người vợ để đỡ cô đơn hay một người mẹ cho những đứa con của họ? Hay là tất cả điều trên?

Tuy nhiên, nếu các đại gia cậy túi tiền để mua nhan sắc theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được” thì có lẽ hạnh phúc hôn nhân sẽ không vững bền. Bởi thế, trong các tiêu chí dành cho các cô gái thi tuyển có cả tiêu chí không được quá nghèo vì đại gia còn sợ bị “đào mỏ”. Nếu kén vợ theo kiểu “cò kè bớt một thêm hai” như Mã Giám Sinh mua Kiều thì chẳng khác nào lấy vợ về để hầu hạ.

Thời gian qua, theo dõi báo chí, tôi thấy tại Việt Nam cũng có dịch vụ môi giới hôn nhân “lấy chồng ngoại” cho những cô gái muốn đổi đời hoặc muốn thoát nợ nần. Tất nhiên những người chồng ngoại này không hẳn là đại gia nhưng họ vẫn có trong tay hàng trăm triệu để qua Việt Nam tuyển vợ, nhiều nhất là đàn ông Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Và thực tế, một số trường hợp lấy chồng ngoại đã dẫn đến thảm cảnh như cô dâu Việt bị chồng giết, ngược đãi hoặc phải làm vợ chung.

Tình yêu là điều diệu kỳ muôn đời mà không ai có thể định nghĩa vuông tròn. Một cuộc hôn nhân vững bền không xây bằng tiền hay nhan sắc mà phải bằng trái tim và sự đồng cảm. Và cũng chỉ có sự hạnh phúc là thước đo duy nhất của tình yêu, nếu không thì hôn nhân sẽ như lâu đài trên cát.

Các đại gia có quyền kén vợ qua dịch vụ môi giới hôn nhân. Tuy nhiên, kết quả của những cuộc hôn nhân qua dịch vụ này là tình yêu, hạnh phúc hay sự lợi dụng, tan vỡ thì còn phụ thuộc vào sự chân thành từ trái tim của người trong cuộc.

Sự sẻ chia, đồng cảm mới "bảo hành" cho hạnh phúc

Trong cuộc sống tất bật hiện nay, một số cô gái có xu hướng “Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”!. Và cuộc thi tuyển chọn "người vợ lý tưởng" cho các đại gia vừa diễn ra ở Trung Quốc có đem lại hạnh phúc thật sự hay là những nỗi đau? Liệu ban tổ chức cuộc thi có đảm bảo cuộc sống hôn nhân hạnh phúc như các cô gái tham gia dự thi hằng mong ước.

Song, tôi không cho rằng lựa chọn “Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”! là xu hướng hợp thời đại. Với lựa chọn ấy, những cô gái quan tâm đến túi tiền của đại gia, còn những đại gia thì quan tâm đến nhan sắc, tuổi trẻ của "đối tác" chứ không quan tâm có hợp nhau về tính cách, có đồng cảm hay không.

Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng yêu thực dụng này cũng đang lan tỏa mạnh mẽ. Song tôi vẫn nghĩ rằng nếu mọi người biết quan tâm, sẻ chia, biết sống vì người khác thì xu hướng này sẽ dần yếu đi.

Hôn nhân không chỉ là bù trừ mà còn là đồng điệu

wEvpYyic.jpgPhóng to

Thạc sĩ tâm lý Huỳnh Lâm Anh Chương - Ảnh: nhân vật cung cấp

Từ xưa, ông bà ta có câu "Xứng đôi vừa lứa", "Trai tài - gái sắc" nên việc kén vợ như trong câu chuyện “Thà khóc trong xe BMW hơn là cười sau xe đạp”!, nếu không vi phạm pháp luật về nhân thân của mỗi bên, mỗi bên tự nguyện tìm đến nhau, không ai ép buộc ai thì có thể chấp nhận được. Việc đưa ra tiêu chí cũng là bình thường, các anh có tiêu chí thì các cô cũng có tiêu chí riêng,

Song các cô gái cũng nên quan tâm việc các đại gia có giàu có một cách hợp pháp không, có cơ sở đáng tin cậy không. Ngược lại, người đàn ông cũng cần quan tâm cô gái đến với mình có thật lòng không.

Việc tìm kiếm một mối quan hệ tình cảm với xuất phát điểm là giàu có (đối với đàn ông) và xinh đẹp, có học vấn (đối với phụ nữ) không thể gọi là xu thế vì đây chỉ là xu hướng của một nhóm xã hội, chỉ chiếm số ít.

Sự giàu có không nhất định được hiểu là giàu về tiền bạc mà có thể giàu về tình thương, giàu kiến thức, giàu sự đóng góp cho xã hội. Vậy nên, việc biết mình đang giàu có về điều gì để không ngừng giàu hơn là nguyên tắc sống quan trọng để thành công.

Hôn nhân cần sự đồng điệu và bù trừ. Có thể người này cần tiền, người kia cần sắc nhưng để tình cảm bền vững thì không thể thiếu sự đồng điệu xuất phát từ sự hiểu nhau, nhạy cảm, điều chỉnh bản thân.

LOUIS
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên