Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương - phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - Ảnh: LÊ THANH
Tại thảo luận tổ Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, ông Nguyễn Sĩ Cương nhận định: "Trong điều kiện đất nước còn khó khăn, Chính phủ và Bộ Tài chính nỗ lực tăng thu cho ngân sách, nhưng nói về chi tiêu thì thực sự không biết dùng từ gì để miêu tả vì thấy lãng phí vô cùng".
Ông Cương dẫn chứng một lần đi giám sát việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương: "Chủ tịch tỉnh nói một tháng phải tiếp 30 đoàn từ trung ương về. Chi tiêu cho ăn, uống đãi khách vô cùng lãng phí. Nếu giảm bớt được thì rất tốt".
Có cần thiết uống chai rượu bằng giá trị cả con trâu không?
Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương
Bên cạnh đó là tình trạng khi xây dựng kế hoạch thì "vẽ" ra nhiều thứ, nhưng khi xây dựng chưa thấy hết tính cần thiết, nhưng khi thực hiện mà không hiệu quả thì phải dẹp đi. Nhưng nhiều nơi lo ngại nếu không giải ngân hết thì sang năm xin sẽ khó.
Ngoài chi tiêu lãng phí, ông Nguyễn Sĩ Cương cũng phản ánh tình trạng chi khống, làm khống: Thực tế số lượng công ty tổ chức sự kiện nở rộ trong thời gian qua. Trước đây, nếu tổ chức sự kiện thì anh em bảo nhau tự làm lấy, nay giao khoán hết cho các công ty sự kiện.
"Tôi có gặp một chủ doanh nghiệp chuyên về tổ chức sự kiện. Anh này nói làm ở thành phố lớn thì khó làm vì bị 'nhờ gửi' nhiều quá. Chương trình chi phí hết 2 tỉ đồng nhưng được 'gửi' thêm 2 tỷ đồng. Rất khó và không dám làm", ông Cương dẫn chứng.
Về biện pháp giảm chi ngân sách, theo đại biểu Ninh Thuận, nếu giảm biên chế thì chỉ giảm chi cho lương thôi, "với cách chi tiêu lãng phí như lâu nay thì làm bao nhiêu cho đủ".
Trong báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày có 5 từ lãng phí. Cần phải thắt chặt chi tiêu, giảm chi tiêu không cần thiết như chi của bộ máy hành chính.
Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận