Theo ông Thực, hiện giá khí bán cho các hộ sản xuất điện, đạm và các hộ công nghiệp khác là khác nhau tùy theo vị trí, trữ lượng khí và tổng mức đầu tư tại các mỏ khai thác. Theo đó, khí được khai thác từ các mỏ có trữ lượng lớn và khai thác thuận lợi thì có giá bán ra thấp hơn so với khí được khai thác từ các mỏ nhỏ và xa bờ.
Thực tế tại thị trường Việt Nam hiện nay cho thấy giá khí ở miền Đông (gồm khí Nam Côn Sơn và Cửu Long) thường thấp hơn 2-3 USD/1 triệu BTU so với giá khí miền Tây (khí PM3 Cà Mau). Vì vậy, các hộ tiêu thụ khí thường ưu tiên huy động khí miền Đông cao khiến các mỏ ở khu vực này bị suy giảm nhanh, ngập nước sớm và hệ số thu hồi giảm. Trong khi đó, khí miền Tây chỉ được huy động thấp nên bị dư thừa.
Được biết, PVN vừa phát hiện mỏ khí lớn ở miền Trung và hiện PVN đang phối hợp với các đối tác để đưa ra đánh giá trữ lượng cuối trước khi quyết định đầu tư khai thác. Bên cạnh đó, với nhu cầu sử dụng khí lớn như hiện nay, PVN cũng đang phối hợp với Bộ Công thương xây dựng quy hoạch phát triển ngành khí. Ngoài ra, PVN đang tính toán 3 phương án để đảm bảo khí gồm: tiếp tục tìm kiếm các mỏ khí ở khu vực ngoài bể Cửu Long, kết nối đường ống dẫn khí giữa miền Trung và miền Nam nếu trữ lượng khí miền Trung đủ lớn và có thể triển khai nhập khẩu khí.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận