Tuy nhiên, chia sẻ tại hội thảo "Sức khỏe và an toàn thực phẩm 2017" do Cục An toàn thực phẩm phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ TP.HCM và Viện dinh dưỡng Quốc gia đã tổ chức ngày 21-9, bà Trương Thị Thúy Thu, giám đốc Trung tâm Ứng dụng và đào tạo An toàn thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế), khẳng định những tiêu chí đánh giá trên của người tiêu dùng chỉ là theo cảm tính, chưa đủ để đánh giá nguồn gạo đó đảm bảo an toàn.
Theo bà Thu, có nhiều yếu tố như chất tạo mùi ngoài danh mục, hóa chất bảo quản độc hại hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hạt gạo không thể xác định được bằng mắt thường.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng gạo có mọt là gạo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, gạo có mọt là một hiện tượng bình thường. Trong quá trình sinh trưởng tự nhiên, thân cây lúa luôn có trứng của loài mọt (với kích thước rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy).
Đối với tất cả các loại gạo, nếu trong quá trình bảo quản và sử dụng, trứng mọt vốn có sẵn trên hạt gạo gặp điều kiện thuận lợi, sẽ tiếp tục phát triển và thành mọt. Mọt thường ăn phần cám trên thân hạt gạo nên làm xấu đi mặt gạo, nhưng chúng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của gạo.
Bằng mắt thường, người tiêu dùng khó lòng phân biệt gạo xá mình mua có tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản độc hại hay không
Gạo an toàn phải "3 không"
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá độ an toàn của gạo.
Theo đó, gạo an toàn trước hết phải đáp ứng được tiêu chuẩn "3 không": không chất bảo quản độc hại, không chất tạo mùi cấm và không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Người tiêu dùng nên chọn gạo an toàn dựa trên các bằng chứng lý tính như: gạo đóng trong bao bì kín, có đầy đủ thông tin của sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt sản phẩm phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Chuyên gia đánh giá gạo an toàn trên tiêu chuẩn "3 không": không chất bảo quản độc hại, không chất tạo mùi cấm và không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể đánh giá chất lượng và uy tín của nhà sản xuất thông qua các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO 22000, HACCP; hay chứng nhận toàn cầu của các tổ chức, hiệp hội uy tín như BRC (British Retailer Consortium).
Để đạt được các chứng nhận này, doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng những tiêu chí đánh giá rất khắt khe, toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm của hệ thống sản xuất, từ khâu nhập hàng, giám định chất lượng đầu vào, lưu trữ, chế biến, khâu giám định chất lượng đầu ra thành phẩm cho đến khâu xuất xưởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại…
Các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế là một tiêu chí quan trọng cho thấy độ chuyên nghiệp của nhà sản xuất cũng như cam kết của nhà sản xuất đối với chất lượng của sản phẩm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận