02/07/2023 08:08 GMT+7

Chảy máu tài nguyên quốc gia, ai chịu trách nhiệm?

Trên thế giới đất hiếm được sử dụng trong công nghiệp mang lại giá trị cả ngàn tỉ USD, trong khi tại Việt Nam nó lại được quản lý lỏng lẻo, lãng phí.

8 tạ "đất hiếm" mới đào trộm ở mỏ Đông Pao (Lai Châu) được ông Pèng cất giấu phía sau nhà - Ảnh: T.T.

8 tạ "đất hiếm" mới đào trộm ở mỏ Đông Pao (Lai Châu) được ông Pèng cất giấu phía sau nhà - Ảnh: T.T.

Tình trạng "khoét ruột" tài nguyên được diễn ra công khai vậy mà cơ quan chức năng không hề hay biết? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Bạn đọc TRANG

Chính vì vậy, loạt bài điều tra "Buôn bán ngầm đất hiếm" trên Tuổi Trẻ có rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, cùng truy trách nhiệm của cá nhân, cơ quan để xảy ra nạn chảy máu tài nguyên quốc gia.

Bạn đọc Minh Kháng chia sẻ: "Nhiều nước sử dụng đất hiếm như một mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng, làm thế mạnh của mình. Trong khi ở ta, 'đất hiếm' lại được mua bán ngang nhiên. Chẳng hiểu quản lý tài nguyên thế nào!".

"Khoáng sản quý hiếm của quốc gia sao lại để khai thác trái phép và đem mua bán ra nước ngoài dễ dàng vậy mà cơ quan hữu quan lại không biết?" - bạn đọc Cối Xay Gió bày tỏ.

Bạn đọc Tiên thì có ý kiến: "Có cả đội quân bán lậu tài nguyên quốc gia thu tiền khủng như thế nhưng chính quyền lại không biết giá trị của 'đất hiếm' để quản lý. Thật khó hiểu quá!".

Không khỏi bức xúc, bạn đọc tinh****@gmail.com bày tỏ: "Đất hiếm là tài nguyên chiến lược, thật không ngờ lại được quản lý lỏng lẻo như thế này.

Các bộ ngành, địa phương liên quan phải chấn chỉnh, xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán trộm tài nguyên quốc gia".

Theo bạn đọc N.M.H., "thất thoát đất hiếm không chỉ là mất tài nguyên quốc gia đơn thuần, nó còn liên quan đến công nghiệp quốc phòng và an ninh quốc gia".

Và bạn đọc Sáu Thời Sự lên tiếng: "Không thể chấp nhận tài nguyên của đất nước mà để cho một nhóm người thao túng coi như của riêng để làm giàu. Rất mong Bộ Công an nhanh chóng vào cuộc".

Bên cạnh việc đề nghị điều tra kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm, bạn đọc Nguyễn Xuân Tiếu cho rằng: "Phải đẩy mạnh việc quản lý và khai thác đất hiếm, chế biến hiệu quả để tăng nguồn lực cho phát triển đất nước".

Cùng ý kiến, bạn đọc Nguyễn Hà đề nghị: "Cần có giải pháp quản lý tích cực hơn nữa để tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia. Bên cạnh đó cần đầu tư nhà máy chế biến sâu, tinh để nâng cao giá trị từ khoáng sản, thu lợi cho ngân sách".

2 câu hỏi về đất hiếm2 câu hỏi về đất hiếm

Thật lạ, khoáng sản - tài nguyên quốc gia phải được quản lý chặt, với đất hiếm - từ vị thế chiến lược của nó - càng phải quản chặt hơn, vậy mà...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên