Phạm Sĩ Long được mẹ là bà Trần Thị Hà đưa ra hồ Gươm chơi sáng 10-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Theo thông tin từ Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, hiện đã có 5 đơn đề nghị tương tự như Long.
Người đề nghị bị liệt thân nhưng bộ não vẫn hoàn toàn minh mẫn và mạnh khỏe, họ hi vọng khi công nghệ cấy ghép đầu người thành công và được chuyển giao đến VN, họ sẽ được ghép với thân người chết não. Khi đó đầu của người liệt thân và thân của người chết não sẽ là một con người mới.
Tuy nhiên điều khó khăn hiện nay là chưa có hành lang pháp lý để hiến ghép đầu hay toàn bộ thân mình.
Thực tế đã có ghép mô, tạng (thận, gan, tim, phổi, giác mạc, van tim, gân, xương…), đầu người hay toàn bộ thân mình cũng là bộ phận cơ thể người nhưng chưa có tiền lệ. Nhóm chuyên gia về pháp lý cũng đang nghiên cứu bổ sung các quy chế này vào quy định hiện hành.
Mặt khác về mặt kỹ thuật, dự kiến năm 2017 thế giới mới tiến hành ghép đầu người thực nghiệm, sau đó mới có thể xây dựng thành quy trình. Khó khăn về kỹ thuật là làm sao sau nối ghép, tủy sống của 2 người có thể sống và hoạt động được bình thường.
Phạm Sỹ Long bị liệt sau khi bị ngã và tổn thương tủy sống năm 2003, khi đó Long 15 tuổi - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Phạm Sỹ Long bị liệt sau khi bị ngã và tổn thương tủy sống năm 2003. Khi đó Long 15 tuổi, đang học lớp 9.
Thuở đi học, Long có mơ ước sau này được làm nghề đầu bếp hoặc được đi bộ đội, nhưng không may tai nạn đã gắn cuộc đời cậu trai trẻ với giường bệnh và chiếc xe lăn.
Gia đình quá nghèo khó nên Long không được chạy chữa gì nhiều, nhưng Long đã rèn viết chữ, vẽ tranh bằng miệng, đã sống rất lạc quan và giờ lại có thêm một hi vọng: nếu được ghép và được ngồi dậy với cánh tay khỏe mạnh, Long sẽ đi học nghề đầu bếp như mơ ước tuổi thơ.
Còn nếu ca ghép thất bại, Long nguyện được hiến xác cho khoa học.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận