TTO - "Ở đây là khu vực dễ lây nhiễm, không thể bật quạt nguy cơ virus "bay" tứ tung, chỉ có 1 số khu vực được dùng điều hòa, còn lại nóng hơn nữa cũng phải chấp nhận".

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 1.

Tầng 8 của trụ sở CDC Hà Nội, nơi "sản xuất" các kết quả xét nghiệm truy vết trong dịch COVID-19 ở Hà Nội những ngày này lúc nào cũng sáng đèn.

Những chiếc thùng đựng mẫu xét nghiệm được chuyển đến liên tục, có khi đến lúc 2h đêm. Hơn 80 cán bộ Khoa Xét nghiệm và hơn 20 người từ các khoa khác đến tăng cường làm việc theo ca 24/24 giờ trong ngày, họ chỉ nghỉ theo ca nghỉ của máy.

Hành lang của tầng 8 đang được tận dụng làm nơi chuẩn bị mẫu. Khi mẫu được chuyển đến, các cán bộ xét nghiệm sẽ đối chiếu tên và code của mẫu cho thật chuẩn, chuẩn bị để chuyển vào phòng xét nghiệm.

Trong cái nóng đầu hè, hành lang không quạt, không điều hòa, trong khi khẩu trang và mũ trùm kín mít, tay đeo găng, chỉ một lúc thôi mồ hôi đã vã ra, mệt phờ.

Các cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên tham ra xét nghiệm COVID-19 tại đây luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo hộ an toàn - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 3.

7 cán bộ phải làm việc thay ca liên tục tại phòng ELISA với hàng chục ngàn mẫu bệnh phẩm gửi về mỗi ngày - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 4.

Mỗi ngày trong những ngày này, CDC Hà Nội xét nghiệm khoảng hơn 5.000 mẫu, có những ngày lượng mẫu cao hơn, như 3 ngày vừa qua họ nhận và hoàn tất 17.000 mẫu xét nghiệm.

Đó là con số rất lớn so với nhân lực. Bác sĩ Lê Thị Thanh Hải, trưởng bộ phận miễn dịch sinh học của Khoa Xét nghiệm chia sẻ xét nghiệm sinh học phân tử (như xét nghiệm SARS-CoV-2) khác với xét nghiệm sinh hóa, bởi sinh hóa có khi 1 phút là xong mẫu, còn sinh học phân tử phải chuẩn bị mẫu, tách chiết mẫu rồi chạy Realtime PCR, thời gian cho kết quả mỗi mẻ lên tới 2 giờ 30 phút.

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 5.

Sau hơn 1 tháng tạm yên, Hà Nội và đến giờ là 25 tỉnh thành khác đang căng mình chống dịch. Ban đầu, khi có ca bệnh lây trong khu cách ly ngày 27-4, chị Hải đã có cảm nhận sau dịp nghỉ lễ, số ca mắc sẽ tăng vì mọi người đi chơi nhiều và khi quay về có thể mắc bệnh.

Thực tế, từ 29-4 đã có ca cộng đồng và ngay sau đó đã có hàng loạt ca bệnh liên quan Hà Nội, rồi ca bệnh ở 2 bệnh viện trung ương ở Hà Nội…

Số ca dương tính tăng lên kèm theo là số mẫu lấy từ hoạt động truy vết, ngăn dịch cũng tăng theo. Các bác sĩ nhận định chưa đợt dịch nào có ngày Hà Nội ghi nhận tới gần 20 mẫu dương tính như đợt này, dường như lây lan đã nhanh hơn.

Lây nhanh hơn nên truy vết cũng phải nhanh hơn, và xét nghiệm lại càng phải nhanh hơn nữa. Xét nghiệm liên quan đến cả những khâu như phong tỏa, cách ly, nên kết quả nhanh, chính xác sẽ giúp ích cho rất nhiều người. Vì thế các chị Yến, Hải, Ánh… và nhiều anh chị khác của Khoa Xét nghiệm lại càng phải nỗ lực.

Và những ngày này, ở tầng 8 tòa nhà trên phố Nguyễn Chí Thanh, dù đêm, dù ngày, vẫn có những bóng áo trắng được trùm mũ, khẩu trang kín mít, mải miết bên máy xét nghiệm. Tất cả chúng ta đã quá mệt vì dịch, các anh chị cũng vậy. Chỉ mong sao dịch sớm yên và cuộc sống trở lại bình thường…

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 6.

Các mẫu xét nghiệm được gửi từ khắp các nơi về đây, kể cả những mẫu lẻ - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 7.

Những ngày qua, dịch COVID-19 vô cùng phức tạp, mỗi ngày tại đây phải thực hiện 5.000 mẫu xét nghiệm - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 8.

Các mẫu xét nghiệm gửi về được đặt vào các khay, ghi rõ mã số và đầy những thông tin - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 9.

Cán bộ tại phòng xét nghiệm sẽ phải đối chiếu, phân chia từng mẫu gửi về trước khi tiến hành các bước để xét nghiệm - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 10.

Cận cảnh công đoạn tách chiết được thực hiện trong tủ An toàn sinh học, công việc này đòi hỏi sự phối hợp với nhau nhuần nhuyễn và không được để sai sót, bởi đây là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 11.

Các mẫu bệnh phẩm sẽ được các cán bộ tách chiết trong tủ An toàn sinh học - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 12.
CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 13.

Đồng thời trong thời gian này, 1 nhóm khác sẽ pha hóa chất phản ứng để tạo môi trường, đây cũng là công việc đòi hỏi sự chính xác cao - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 14.

Các cán bộ của phòng hóa chất của CDC Hà Nội đang thực hiện việc pha hóa chất - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 15.

Tiếp đến là công việc nạp mẫu chạy phải ứng và cuối cùng là đặt vào máy Đọc kết quả trên phần mềm máy tính - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 16.

Kết quả xét nghiệm từng mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển về phòng máy tính, nhân viên có nhiệm vụ tổng hợp và gửi đi kết quả - Ảnh: NAM TRẦN

CDC Hà Nội: Nơi nóng mấy cũng chịu, không bật quạt vì sợ virus ‘bay tứ tung’ - Ảnh 17.
LAN ANH
NAM TRẦN
HẢI PHI
BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên