
Liridon (bìa phải) chơi quá kém trong trận Malaysia thua UAE 0-4 - Ảnh: NG.KHÁNH
Người hâm mộ Malaysia cho rằng: "Trước đây, không có cầu thủ nhập tịch Malaysia từng đoạt vé tham dự Olympic, từng đoạt HCV SEA Games, vô địch AFF Cup với cầu thủ nội địa. Giờ đây, khi ào ạt nhập tịch cầu thủ, bóng đá Malaysia lại thất bại".
Điều này là do những cầu thủ nhập tịch của Malaysia như Liridon, De Paula thiếu động lực thi đấu dẫn đến việc phó mặc trách nhiệm cho các đồng đội.
Mặt khác, việc thi đấu không thành công của các cầu thủ nhập tịch Malaysia còn do họ được người hâm mộ kỳ vọng quá lớn, với mục tiêu cầm hòa hay đánh bại chủ nhà UAE.
Nếu xét về khía cạnh chuyên môn, đây là điều rất khó bởi họ có quá ít thời gian làm quen lối chơi với các đồng đội. Cụ thể, Liridon mới gia nhập tuyển Malaysia từ tháng 5 vừa qua, còn De Paula từ tháng 3-2021.
Sau trận thua UAE, Sumareh - cầu thủ nhập tịch Malaysia từ năm 2019 - đã phản ứng với đồng đội. Điều này là do anh nhận quá ít bóng từ Paula và Liridon.
Khi có bóng, thay vì phối hợp với Sumareh, Paula thì Liridon lại chọn đột phá cá nhân. Đó là lối chơi mà giới đá bóng thường nói vui "họ mạnh thật, nhưng mạnh ai nấy đá". Đó chính là nguồn cơn dẫn tới sự phẫn nộ của Sumareh sau trận đấu.
Ngược với Malaysia, các cầu thủ nhập tịch của UAE lại tỏa sáng. Trong đó, tiền đạo Lima (gốc Brazil, 27 tuổi) góp 2/4 bàn thắng. Hai tiền đạo còn lại là Canedo (gốc Brazil, 29 tuổi) - Sebastian (Argentina, 36 tuổi) cho thấy sự hòa nhập rất tốt với các đồng đội mới ở tuyển UAE.
Việc chất lượng chuyên môn của các "ông Tây" của UAE khác nhau một trời một vực với Malaysia bắt nguồn từ tiêu chí xét tuyển cùng khả năng nhận xét của giới chuyên môn trong việc xét tuyển.
Có thể thấy chất lượng ngoại binh của UAE tốt hơn nhiều so với Malaysia. Ngoài ra, Canedo, Sebastian và Lima rất tường tận văn hóa bóng đá sau 7, 8 năm chơi bóng ở UAE. Theo tôi, đó là khác biệt cơ bản và quan trọng nhất khi so sánh về khả năng thành công của ngoại binh tuyển Malaysia và UAE.
Bóng đá Việt Nam mời gọi cầu thủ Việt kiều
Hơn 10 năm trước, đội tuyển Việt Nam từng có các cầu thủ nhập tịch như Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley...
Nhưng do chưa được "bật đèn xanh" trong việc nhập tịch ngoại binh nên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã chuyển hướng tăng cường sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia thông qua việc mời gọi các cầu thủ Việt kiều.
Cách làm này có thất bại với người này người khác do không vượt qua được các cuộc kiểm tra, thử nghiệm về chuyên môn.
Tuy nhiên, thủ môn Đặng Văn Lâm (cha Việt, mẹ Nga) là trường hợp thành công thú vị khi anh trở thành sự lựa chọn số 1 của HLV Park Hang Seo trong 3 năm trở lại đây trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
Sinh năm 1993, sau khi được đào tạo cơ bản về kỹ thuật ở Nga, Văn Lâm đã về Việt Nam tập nâng cao từ năm 17 tuổi mà CLB Hoàng Anh Gia Lai là bệ phóng đầu tiên của anh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận