Câu chuyện quần jean - Ảnh 1.

Lược sử chiếc quần jean

Khai sinh: 20-5-1873, khi cả Jacob lẫn Levi nhận được bằng sáng chế số 139,121 cho chiếc quần có chiếc đinh tán rất đặc trưng này. 

Chiếc quần jean đầu tiên được ra đời trong bối cảnh cơn sốt đào vàng (Gold Rush) của Mỹ đang lên cao và Levi, từ một lời than phiền, đã thử lấy vải lều canvas để may quần. Và điều kỳ diệu đã đến: May tới đâu bán hết đến đó. 

1890: Chiếc quần jean đầu tiên được thương mại hóa: 501, ký hiệu XX, thuật ngữ chỉ "Chất lượng cao" của ngành lúc đó. Để may được chiếc quần này phải mất đến 37 công đoạn khác nhau.

Câu chuyện quần jean - Ảnh 2.

Một mẫu quảng cáo quần jean của hãng Levi Strauss - Ảnh: Internet

Sau 1980, hãng  Levi's có đối thủ: Wrangler (1905), Lee (1911).

Chiếc quần jean hiện đại xuất hiện vào thế kỷ 20, thường do giới cao bồi và công nhân hỏa xa mặc.

Và phải đến những năm 1930, khi Hollywood làm phim về các cao bồi miền Tây nước Mỹ, chiếc quần bảo hộ lao động của công nhân thành quần bò.

Phải đến thập niên 1950, Jean mới trở nên thịnh hành, và đến đầu thập niên đầu thập niên 1960 - đến giữa thập niên 1970: jean gây sốt với phong trào hippies.

Thế rồi sau đó, những chiếc quần jean trở nên thất thế, trở thành biểu tượng của sự buồn chán.

Để rồi, các nhà thiết kế thời trang đã vào cuộc, thổi hồn vào những chiếc quần jean, mang lại sức sống cho đến hiện nay.

1978: Chiếc quần jean co giãn (jean stretch) đầu tiên được nhà thiết kế thời trang Peter Golding thiết kế, mở ra một trang mới cho lịch sử jean. 

Sau đó, đến thế kỷ hiện tại xuất hiện những chiếc quần jean skinny để phù hợp hơn với thời đại. 

Câu chuyện quần jean - Ảnh 3.

Jean trở thành thời trang công sở - Ảnh: Internet


Levi Strauss, cha đẻ của jean mất năm 1902, thọ 72 tuổi, với tài sản ước tính lúc đó là 6 triệu USD.

Ngày nay, Levi's vẫn là thương hiệu quần jean bán chạy nhất trên thế giới.

Năm 2016, Levi Strauss đạt doanh thu 4,5 tỉ USD.

Câu chuyện quần jean - Ảnh 5.

Levi Strauss, cha đẻ của chiếc quần jean cổ đại lẫn hiện đại - Ảnh: Internet

Câu chuyện quần jean - Ảnh 6.

Người Mỹ, với khoảng hơn 320 triệu người, mỗi năm mua đến 450 triệu chiếc quần jean, trị giá 13,7 tỉ USD.

Trong tủ đồ của người Mỹ, tính trung bình, mỗi người có 7 chiếc quần jean.

Từ chất liệu vải canvas thô dày ban đầu, Levi đã tìm ra loại vải mới: denim, nguồn gốc từ thị trấn Nimes, ở Pháp, và đây là loại vải dùng may quần jean phổ biến cho đến nay.

Thế giới thời trang quốc tế mỗi năm tiêu tốn đến 3.000 tỉ đô tiền quần áo, thị trường cho đồ jean chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn: 56,2 tỉ USD (2016).

Người Mỹ chiếm phần lớn nhất với 13,7 tỉ đô, Tây Âu tiêu khoảng 10,4 tỉ, còn người Nhật và Hàn Quốc mỗi nước chi khoảng 4 tỉ USD cho quần jean mỗi năm.

Tốc độ phát triển của thị trường jean từ nay đến năm 2020 mỗi năm khoảng 6,5%, theo các hãng nghiên cứu thị trường. Dự báo đến 2022 thị trường sẽ đạt đến con số 79,2 tỉ đô.

Câu chuyện quần jean - Ảnh 7.

Jean và thời trang

Trên thế giới có khoảng 500 nhà máy dệt vải denim để sản xuất quần jean, mỗi năm tung ra thị trường khoảng 2,7 tỉ mét. 

Thủ phủ sản xuất quần jean cho thế giới vẫn là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu mỗi năm hơn 100 triệu chiếc quần jean vào Mỹ.

Người Mỹ là quốc gia tiêu thụ quần jean số 1, nhưng chỉ giữ vị trí số hai trong xuất khẩu quần jean.

Ba nước tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. 

4 chiếc quần jean đắt nhất quả đất

Trong lịch sử, chiếc quần jean đắt nhất được bán với giá 1,3 triệu USD.

Đó chính là chiếc quần có tên Secret Circus trị giá 1,3 triệu USD. Thiết kế và chất liệu đẳng cấp là một chuyện, nhưng điều dẫn đến mức giá đó là các trang sức kim cương đính trên đó.

Chiếc quần jean đắt thứ hai có giá 250.000, có tên Dussault Apparel Trashed Denim, cũng với lý do tương tự khi có kim cương, hồng ngọc, vàng...

Chiếc quần jean đắt thứ tư thuộc về Levi's, là loại 501, được bán với giá 46.000 USD trong một cuộc bán đấu giá.

Giá trị của chiếc quần này nằm ở yếu tố lịch sử, và chiếc quần sản xuất vào những năm 1800 này được chính công ty Levi Strauss mua.

Trong cuộc đấu giá này một nhà sưu tập người Nhật đã mua một chiếc quần Levi's sản xuất vào thời điểm khoảng 1880 với giá 60.000 USD, chiếc đắt thứ ba trong lịch sử.

Jean ở Việt Nam

Việt Nam, trong những năm gần đây, đã gia tăng trong việc xuất khẩu quần jean vào Mỹ.

Năm 2013, có tổng cộng khoảng 19 triệu chiếc quần jean lên đường từ Việt Nam đến Mỹ, trong đó khoảng 12,44 triệu quần jean nữ, còn lại là nam.

Đến năm 2015, con số này nhỉnh hơn một ít, khoảng 19,13 triệu chiếc và tiếp tục tăng trong những năm sau.

So với Trung Quốc, mỗi năm xuất khẩu vào Mỹ hơn 100 triệu chiếc, thì con số từ Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Những chiếc quần jean ở Việt Nam có xuất xứ từ nhiều nguồn: xách tay từ Mỹ, nhập khẩu bên ngoài, hàng Trung Quốc, hàng sida, và hàng của chính các công ty trong nước sản xuất, và cả hàng nhái các thương hiệu lớn...

Theo Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor, trước đây, quần jean trong nước được bán có nguồn gốc từ Trung Quốc khá nhiều.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công ty nội địa đã thay thế phần lớn. Nổi bật là những chiếc quần áo jean của công ty Blue Exchange, theo Euromonitor, đang dẫn đầu thị trường, với khoảng 4% thị phần năm 2016.

Levi Strauss cũng có một nhà máy tại Việt Nam ở Ninh Bình, một trong 25 quốc gia mà hãng đặt nhà máy.

Các chuyên gia nhận thấy ở đâu đô thị hóa tăng lên thì ở đó có nhiều người mặc quần jean.

Những người thuộc tầng lớp trung lưu có khuynh hướng thích mặc quần jean đi làm, thay cho trang phục công sở, đặc biệt là nữ giới. 

Câu chuyện quần jean - Ảnh 9.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đạp xe trong trang phục quần jean trông trẻ trung và tươi tắn.

Câu chuyện quần jean - Ảnh 10.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trông rất phong độ với quần jean - Ảnh: Internet

Câu chuyện quần jean - Ảnh 11.

Tổng thống Nga Putin đón tiếp nguyên thủ quốc gia bằng trang phục quần jean - Ảnh: Internet

Câu chuyện quần jean - Ảnh 12.

Jean là thời trang của tỉ phú Facebook Mark Zurkerberg - Ảnh: Internet

Khi Cần Thơ muốn cấm các công chức đi làm mặc quần jean ở công sở, Tuổi Trẻ Online nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau.

Khoảng 42% số người tham gia khảo sát cho rằng đó là một quy định "cần thiết, nên phát huy".

52% phản đối quy định này, cho rằng điều đó không cần thiết, và số còn lại là "ý kiến khác".

Phát biểu của lãnh đạo Cần Thơ khi cho rằng "nguồn gốc của quần jean xuất phát từ châu Âu rồi du nhập sang Mỹ, sau đó, giới cao bồi Mỹ sử dụng" dường như chưa thật chuẩn xác.

Đành rằng chiếc quần jean ban đầu là dành cho các phu vàng lao động nặng nhọc, rồi sau đó được các tay súng cao bồi Hollywood ưa chuộng, nhưng chiếc quần này đã trải qua nhiều thăng trầm, trở thành một xu hướng thời trang, chứ không dừng lại ở những người chăn bò, chăn cừu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên