09/09/2017 14:33 GMT+7

Câu chuyện của người cảnh sát 20 năm điều tiết giao thông

LÂM HOÀI
LÂM HOÀI

TTO - Thượng tá Lê Đức Đoàn - nguyên chiến sĩ đội CSGT số 1 (Công an Hà Nội), người có hơn 20 năm điều tiết giao thông ở cầu Chương Dương đã có cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ.

Câu chuyện của người cảnh sát 20 năm điều tiết giao thông - Ảnh 1.

Thượng tá Lê Đức Đoàn điều tiết giao thông trong ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ hưu - Ảnh: HOÀNG ANH


Ông Đoàn cho rằng nghề CSGT rất cực, suốt ngày phơi mặt ngoài đường nên rất mệt mỏi, ức chế cả thể trạng lẫn tinh thần... Nhưng dù bất cứ lý do nào cũng đều không thể biện hộ việc làm sai trái của mình. Cái sai ở đây là vừa sai đạo đức, điều lệnh của ngành vừa vi phạm pháp luật.

* Thời ông làm, ông có nhắc nhở khi phát hiện đồng nghiệp có hành vi tiêu cực không?

- Có chứ, chỉ cần thấy có thái độ, cử chỉ không đúng là tôi chấn chỉnh ngay. Ai mất lòng là việc của họ, nhưng mình làm đúng thì không sợ. Sống trong môi trường cám dỗ mà thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh là dễ mắc sai lầm lắm. 

Tôi hay đùa ngành công an là "mặt tiền" thì riêng CSGT là "mặt tiền của mặt tiền". Do vậy bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ khi làm việc với người dân phải nhận thức sâu sắc gánh nặng này.

* Vậy làm thế nào để ngăn chặn những hành vi tiêu cực ấy?

- Không chỉ mỗi ngành CSGT mà ngành nào, nghề nào, bộ phận này, cá nhân nọ đều có tiêu cực (ít hay nhiều), tuy vậy đó là những "con sâu làm rầu nồi canh" chứ không phải là số đông. 

Phải thẳng thắn mà nói môi trường làm việc ngoài đường nhiều gian nan nhưng không ít cám dỗ. Một cán bộ, chiến sĩ khi ra ngoài thực thi công vụ nếu chỉ với trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi là chưa đủ. Vì vậy, cái cần hơn là nhận thức, đạo đức và bản lĩnh chính trị.

Còn để kiểm soát, chấn chỉnh thì trách nhiệm chính nằm ở người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nếu thủ trưởng nghiêm chắc chắn cấp dưới trong sạch, liêm khiết; còn nếu thủ trưởng "chuệch choạc", cấp dưới dễ làm sai, làm ẩu ngay.

Thượng tá Lê Đức Đoàn (58 tuổi) được nhiều người dân yêu quý vì thân thiện, niềm nở. Ông thường xuyên lăn xả trong cứu hộ tai nạn giao thông, bắt trộm, cướp...

Năm 2004, ông bị thương trong một lần chống trả 8 tên tội phạm cướp tài sản và được xếp hạng thương binh 3/4. Năm 2012, ông được bầu chọn là Công dân ưu tú thủ đô. Năm 2014, ông về hưu.

Câu chuyện của người cảnh sát 20 năm điều tiết giao thông - Ảnh 4.

Đồ họa: TẤN CƯỜNG

LÂM HOÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên