Đây là khuyến cáo từ phó giáo sư lâm sàng Foo Jie Sheng, bác sĩ tư vấn cấp cao, khoa tim mạch, và là đồng giám đốc Chương trình Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn (ACHD) tại Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore (NHCS).
Theo bác sĩ này, nhiều bệnh nhân là người trưởng thành có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh nghĩ rằng đã hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật thời thơ ấu, tuy nhiên họ vẫn cần được theo dõi định kỳ dù không gặp triệu chứng nào.
Bởi nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến CHD có thể âm thầm phát triển theo thời gian như vấn đề van tim, tăng áp động mạch phổi (áp lực phổi tăng cao), rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) và suy tim.
Trong đó nhiều bệnh nhân tứ chứng Fallot đã được phẫu thuật có thể gặp tình trạng hở van động mạch phổi (rò rỉ van phổi), nhưng không xuất hiện triệu chứng cho đến khi tình trạng hở van nặng, ảnh hưởng đến chức năng tim phải.
"Do đó, phát hiện sớm sẽ giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng tim nghiêm trọng", bác sĩ Foo Jie Sheng nhấn mạnh.
Đặc biệt, các triệu chứng của ACHD rất đa dạng và có thể không được phát hiện. Ví dụ như hồi hộp hoặc nhịp tim không đều có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim; tiếng thổi tim có thể là biểu hiện của vấn đề về van tim; mệt mỏi hoặc khó thở có thể liên quan đến rối loạn chức năng tim tiềm ẩn.
Để sớm phát hiện và ngăn chặn các nguy cơ này, điều quan trọng là bệnh nhân cần hiểu rõ về tình trạng của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp chăm sóc sức khỏe lâu dài cũng như các rủi ro bản thân có thể gặp phải.
Bệnh nhân cũng nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định và thực hiện lời khuyên về lối sống để quản lý sức khỏe của mình một cách hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về bất kỳ thay đổi, dù nhẹ, để can thiệp kịp thời và duy trì tái khám định kỳ.
Vì vậy, để đảm bảo việc được chăm sóc thường xuyên, người bệnh nên đến các trung tâm chuyên về bệnh tim bẩm sinh ở người lớn (ACHD). Các cơ sở y tế này sẽ đánh giá và quản lý sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân.
Với những người trưởng thành chưa từng được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh nhưng có các dấu hiệu trên, bác sĩ Foo Jie Sheng khuyến cáo nếu tiền sử gia đình có người mắc CHD, bệnh nhân cần được siêu âm tim và các xét nghiệm chẩn đoán khác để phát hiện nguyên nhân.
Hiện nay, Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore (NHCS) đang cung cấp nhiều công nghệ chẩn đoán hiện đại giúp hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh tim bẩm sinh ở người lớn như siêu âm tim 3D, siêu âm tim qua thực quản để cho hình ảnh chi tiết về tim;
Chụp CT/MRI: Cung cấp hình ảnh độ phân giải cao để phát hiện các bất thường về cấu trúc; nghiên cứu điện sinh lý qua da giúp chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim một cách chính xác.
Với các bệnh nhân cần can thiệp, các bác sĩ tại trung tâm đang thực hiện nhiều công nghệ tiên tiến như can thiệp van phổi qua da - đây là giải pháp xâm lấn tối thiểu để thay thế van; hay siêu âm tim trong lòng mạch giúp giảm nhu cầu gây mê toàn thân trong đóng lỗ thông liên nhĩ (ASD) và lỗ bầu dục chưa đóng (PFO).
Bên cạnh đó, NHCS còn cung cấp nhiều dịch vụ khác biệt, lấy bệnh nhân làm trung tâm như kiểm tra khả năng vận động tim phổi, chương trình phục hồi chức năng tim giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe sau thủ thuật.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh cũng được chăm sóc toàn diện thông qua phòng khám liên kết sản khoa và tim mạch. Ngoài ra, phòng khám tăng áp phổi sẽ chịu trách nhiệm quản lý các biến chứng liên quan bằng liệu pháp chuyên biệt.
Có thể thấy, điểm nổi bật khi lựa chọn thăm khám, theo dõi định kỳ và điều trị ACDH tại Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore (NHCS) là sự tích hợp liền mạch của hoạt động chăm sóc điều dưỡng vào các nhóm đa ngành, nhằm đảm bảo việc điều trị được thực hiện toàn diện.
Bằng quy trình chuyên nghiệp, kỹ thuật cao, các bác sĩ của NHCS đã thực hiện thành công rất nhiều ca bệnh tim bẩm sinh phức tạp tại Singapore.
Về định hướng trong tương lai, trung tâm đã đề ra nhiều kế hoạch và chiến lược để cải thiện việc chẩn đoán và chăm sóc cũng như mở rộng các chương trình giáo dục và hỗ trợ bệnh nhân tim bẩm sinh.
Ngoài ra, NHCS đang nâng cao các kỹ thuật can thiệp và phẫu thuật ít xâm lấn, đồng thời cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, ứng dụng AI để giúp việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. NHCS cũng đang phát triển các nền tảng y tế từ xa để theo dõi và chăm sóc, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu về chăm sóc dài hạn và kết quả điều trị ở bệnh nhân ACHD.
Theo Newsweek, Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore hiện đứng thứ 12 trong danh sách "Bệnh viện tim mạch tốt nhất thế giới", và tiếp tục là bệnh viện tim mạch hàng đầu tại Singapore trong năm thứ hai liên tiếp.
Vì vậy với nỗ lực không ngừng của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế, cơ sở này luôn là ưu tiên lựa chọn của nhiều bệnh nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận