Ngày này, 20-10, cũng là một ngày lao động vất vả như bao ngày của họ. Một bó hoa hay một quà tặng là điều xa xỉ.
Nhìn những đồ gốm sứ Bát Tràng cầu kỳ, tinh xảo được bán khắp nơi, khó ai có thể tưởng tượng được các công đoạn làm ra nó tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của những phụ nữ gắn với làng gốm này.
![]() |
Chị Đàm Thị Oanh (quê ở huyện Văn Giang, Hưng Yên) hơn 10 năm kiếm sống nuôi mình và gia đình bằng cách theo xe đi giao “đất sương trong” (đất đã được nghiền để làm gốm) cho các cơ sở sản xuất gốm - Ảnh: Quang Thế |
![]() |
Mới gắn bó với nghề gốm được mấy năm nay, Nguyễn Mai Hương hằng ngày phải đạp xe gần 20km từ huyện Văn Giang, Hưng Yên lên Bát Tràng. Hương nhận khâu “đổ giót”, đây là một trong những khâu mệt nhất trong quy trình làm gốm. Hương thu nhập bình quân 100.000 đồng/ngày công - Ảnh: Quang Thế |
![]() |
Chị Xuyên tại cơ sở sản xuất gốm Anh Hương, Bát Tràng. Cơ sở có 15 nhân công, trong đó có đến 13 phụ nữ - Ảnh: Quang Thế |
![]() |
Chị Bình cạy than cho vào lò nung gốm. Phơi than trên tường cho nhanh khô và tiết kiệm không gian là nét đặc trưng của làng nghề Bát Tràng - Ảnh: Quang Thế |
Nằm bên tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là nơi có truyền thống làm gốm cách đây 500 năm.
Có chứng kiến những phụ nữ đổ mồ hôi, nước mắt để cho ra đời những sản phẩm gốm sứ tinh xảo mới thấy hết những khó nhọc của họ.
Từ khâu làm đất đến đổ giót, đưa gốm vào lò, đóng than bùn, vẽ hoa văn trên gốm… những công việc tưởng chừng chỉ đàn ông mới có thể làm thì ở đây những đôi tay trần của người phụ nữ Bát Tràng đã đảm đương.
Tới Bát Tràng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những “công trình” gốm sứ, và hiểu ra những gian nan mà các chị trải qua để gắn với nghề gốm lâu dài.
“Lấy chồng nghề ruộng em theo/Lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm”. Từ bao đời nay câu ca đắng ngắt ấy như một định mệnh với những người phụ nữ có chồng đi biển.
![]() |
Tranh thủ chờ chồng đi biển, những người phụ nữ ở xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa làm nghề muối kiếm thêm 30.000 đồng/ngày - Ảnh: Tiến Thành |
![]() |
Chị Trương Thị Sương (phải) và chị Trần Thị Bích Hà cùng khiêng dụng cụ bện dây - bắt đầu công việc buổi chiều tại xã Tam Quan Bắc - Ảnh: Tiến Thành |
![]() |
Chợ cá “đàn bà” là cách gọi vui của ngư dân xã Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định khi cứ 6g sáng phiên chợ lại tấp nập chị em phụ nữ mua bán cá - Ảnh: Tiến Thành |
![]() |
Niềm vui của một phụ nữ khi gánh những mẻ cá nục về nhà. Ảnh chụp tại xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình - Ảnh: Tiến Thành |
Chọn nghề biển như bước vào cuộc chiến, có thể có cuộc sống ấm no nhưng có khi mất đi tất cả. Nhưng hơn hết, phụ nữ có chồng đi biển vẫn luôn là “hậu phương” vững chắc cho “tiền tuyến” nơi đầu sóng ngọn gió.
Đi dọc những miền quê biển từ Ninh Thuận trở ra Quảng Bình, chúng tôi càng thấm thía hơn cuộc sống, nghị lực can trường và tấm lòng thủy chung của những phụ nữ miền biển. Đã qua cái thời “tựa cửa chờ chồng” và sinh những đứa con trai nối nghiệp đi biển, những phụ nữ miền biển hôm nay cùng bắt tay làm những việc hữu ích cho gia đình.
Đó là việc sớm hôm ra biển ngóng chờ những chuyến thuyền cá do chồng con mang về để đem bán tại các chợ; là những tấm lưới chì được đan dày, chắc chắn để những chuyến ra khơi thu lượm nhiều cá tôm; là những bện dây thừng cột thuyền dẻo dai vào mùa gió bão... Tất cả công việc, sản phẩm đều rất giản dị nhưng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chồng con họ an lòng trước và sau mỗi chuyến ra khơi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận