Tảo lam (khuẩn lam) xuất hiện ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại có thể quang hợp và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn - Ảnh: Pixabay/CC
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lake and Reservoir Management hôm 2-4, một nhóm các nhà vi sinh vật lần đầu tiên báo cáo về sự hiện diện của anatoxin-a (ATX) trong lớp không khí ngay trên mặt của những cây tảo lam nở hoa.
Nhóm nhà vi sinh vật đã nghiên cứu các mẫu không khí phía trên mặt hồ Capaum Pond ở bang Massachusetts (Mỹ), nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng tảo nở hoa và đo được nồng độ ATX lên tới 21 nanogram trên mỗi miligram không khí.
Điều này có nghĩa là ATX đã có trong không khí. Tuy nhiên các nhà vi sinh vật chưa chắc chắn được cách thức chất độc này xâm nhập vào không khí: do gió thổi làm chất độc dưới nước bốc hơi lên bề mặt hay do chính bản thân những cây tảo lam đã thải chất độc ra không khí.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tảo lam khi nở hoa sẽ phát ra chất độc nhưng chỉ giải phóng trong môi trường nước dẫn đến cái chết của các sinh vật thủy sinh và thậm chí cả động vật trên cạn khi uống nước ở nguồn có tảo lam.
Đây là lần đầu tiên các nhà vi sinh vật ghi nhận chất độc này cũng có trong không khí.
Cho dù nguyên nhân là gì thì phát hiện này cũng đang được giới khoa học hết sức lưu tâm. Vì ATX là một trong những chất độc cyanotoxin rất nguy hiểm, có tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh, gây co giật cơ và liệt hô hấp cho người và động vật hít phải.
Việc ATX phát tán trong không khí cũng khiến khả năng nghiên cứu, khống chế chất độc này của con người trở nên khó khăn hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận