Thứ nhất, về nội dung tội không chấp hành án phải thỏa mãn hai điều kiện: cố ý không chấp hành bản án và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết.
Theo quy định tại thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC thì tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ cấu thành khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ (có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương) nhưng trốn tránh không thực hiện. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Định thuộc diện hộ nghèo nhiều năm.
Việc cưỡng chế thi hành án bằng biện pháp kê biên, bán đấu giá tài sản là chiếc xe gắn máy, hai con bò của anh Định lại có quá nhiều tình tiết không rõ ràng. Hai con bò đã được khối nội chính huyện Chợ Gạo thống nhất không tính vào số tài sản kê biên. Việc anh Định bán chiếc xe gắn máy (giá kê biên là 4 triệu đồng) sau khi kê biên là hành vi không đúng, tuy nhiên đây là tài sản chung của vợ chồng anh Định, chị Châu nhưng cơ quan thi hành án không xác minh, ghi nhận là lỗi của cơ quan thi hành án trước. Việc cưỡng chế để thi hành án được thực hiện không có cơ sở và không đủ căn cứ để tính là “đã áp dụng các biện pháp cần thiết”.
Như vậy, cả hai nội dung để cấu thành tội không chấp hành án đã không được thỏa mãn vì không có cơ sở. Do đó, theo tôi, anh Định không phạm tội “không chấp hành án” theo quy định tại điều 304 Bộ luật hình sự.
Thứ hai, khi xét xử, TAND huyện Chợ Gạo đã “căn cứ vào hồ sơ” mà không xác minh, xem xét giá trị, tính hợp pháp, hợp lý của các hồ sơ đó. Theo quy định tại điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Do đó theo tôi, vụ án này cần phải được xem xét lại toàn bộ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận