Bỏ thi tốt nghiệp, chất lượng giáo dục có xuống?Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Đề nghị bỏ thi tốt nghiệp THPT
Phóng to |
Giám thị phát giấy làm bài thi môn văn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 ở hội đồng thi Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức |
Nền giáo dục nước ta đã trải qua hai lần cải cách, rồi nhiều lần thực hiện đổi mới... Nhưng kết cục lại giờ đây nền giáo dục nước nhà đã và đang bộc lộ quá nhiều bất cập. Từ sự lệch chuẩn đối với những nguyên tắc cơ bản của giáo dục đưa đến những hệ lụy cho xã hội. Thiết nghĩ để chấn hưng giáo dục cần phải tư duy lại hay nói cách khác, thay đổi tư duy về giáo dục. Trước mắt cần làm ngay một số việc:
- Thay thế kiểu thi cử nặng nề, hình thức, căng thẳng, tốn kém mà lại không thực chất, rất nhiều tiêu cực hiện nay bằng một hệ thống đánh giá suốt quá trình học, vừa nhẹ nhàng, dân chủ vừa toàn diện và hiệu quả hơn nhiều, như nhiều nước trên thế giới đã làm từ rất lâu và đó cũng là một điều kiện quyết định để xóa bỏ nạn dạy thêm, học thêm.
- Đào tạo nghề, đào tạo đại học theo định hướng đầu ra, theo nhu cầu xã hội, theo nhu cầu thị trường lao động.
- Bên cạnh hiện đại hóa giáo dục đại học để đào tạo nhân lực công nghệ cao, đồng thời phát triển các trường trung cấp kỹ thuật, các trường nghề, cần điều chỉnh mục tiêu phổ cập trung học phổ thông, phân luồng cho phù hợp với chính sách phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng và thực hiện chính sách liên thông trong hệ thống giáo dục.
- Đổi mới quản lý giáo dục, đề nghị cần sớm hoàn thiện sự phân cấp quản lý giáo dục theo hướng: cấp trung ương tập trung vào đổi mới cơ chế và xây dựng chính sách giáo dục; chính quyền địa phương bảo đảm các điều kiện cho giáo dục như xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên, quyết định những chính sách của địa phương để phát triển giáo dục; nhà trường tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân sự, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng.
- Dần dần hình thành môi trường học tập mới:
+ Lấy người học làm trọng tâm.
+ Lấy tri thức làm trọng tâm.
+ Lấy đánh giá làm trọng tâm.
+ Lấy cộng đồng làm trọng tâm.
Việc lãnh đạo giáo dục như vậy cần nhằm vào việc hình thành môi trường học tập mới thích ứng với hoàn cảnh hiện đại ngày nay. Có bốn khía cạnh chính của môi trường học tập mới đang hình thành: người học, tri thức, đánh giá và cộng đồng. Yếu tố cộng đồng và học tập đã mở rộng để bao trùm toàn thể xã hội và toàn bộ cuộc đời mỗi người, không chỉ giới hạn trong phạm vi trường lớp. Và vai trò người học đã trở thành trung tâm cho quá trình học tập cả đời, việc học không chỉ tiến hành dưới sự chỉ dẫn của thầy mà chủ yếu phải là quá trình tự học, dù ngay trong trường học. Người học cần nắm chắc những cách thức đánh giá về tính hiệu quả việc học của mình, không chỉ dựa vào những đánh giá của giáo viên. Và nội dung tri thức cần học tập, thường xuyên được đổi mới theo đà tiến của công nghệ và xã hội, cũng dần trở thành những điểm chính của quá trình học tập. Bắt đầu một thời kỳ dạy thật, học thật, thi thật và làm thật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận