11/09/2022 08:53 GMT+7

Cán bộ bị kỷ luật: nên từ chức!

THÀNH CHUNG ghi
THÀNH CHUNG ghi

TTO - Đây là ý kiến của một số chuyên gia khi chia sẻ cùng Tuổi Trẻ sau khi Bộ Chính trị có khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.

Cán bộ bị kỷ luật: nên từ chức! - Ảnh 1.

Cán bộ UBND phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân (TP.HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Các ý kiến cho rằng đây là cách xử lý phù hợp trong xử lý cán bộ.

* TS Vũ Văn Phúc (nguyên tổng biên tập tạp chí Cộng Sản):

Còn chút danh dự nên từ chức

TSVuVanPhuc 1(Read-Only)

Có thể thấy các cán bộ bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực và do năng lực lãnh đạo, quản lý hạn chế. 

Khi hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ không còn và với chút danh dự, liêm sỉ của người cán bộ nên từ chức. Đó là sự rút lui trong danh dự.

Tuy nhiên hiện tượng "tham quyền cố vị" và "còn chức sẽ còn quyền, còn lợi" khiến không ít cán bộ đã bị kỷ luật khó thay đổi được tâm lý. Do vậy việc từ chức chính là cuộc đấu tranh tự thân của chính các cán bộ này.

Kết luận quy định trường hợp công tác còn dưới năm năm mà cán bộ có nguyện vọng nghỉ công tác, nghỉ hưu sớm thì cấp có thẩm quyền giải quyết theo nguyện vọng... 

Tuy nhiên, trong trường hợp này với cán bộ là ủy viên Trung ương Đảng đã bị kỷ luật rồi tốt nhất để giữ danh dự cũng nên xin nghỉ công tác hoặc nghỉ hưu sớm bởi dù có chuyển sang đơn vị, cương vị công tác mới cũng khó được tôn trọng như trước đây. Như vậy khó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với trường hợp còn trên năm năm công tác dù kết luận của Bộ Chính trị rất nhân văn, tạo điều kiện nhưng với cương vị công tác bị giảm một cấp cũng khó có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liền, để được tiếp tục quy hoạch chức vụ như cũ hoặc tương đương. 

Tuy nhiên nếu còn trọng danh dự cũng nên xin nghỉ công tác hoặc chuyển công tác sang môi trường mới để dễ thể hiện năng lực hơn và có điều kiện phấn đấu hơn.

OngPhamVanHoa aaaa 1(Read-Only)

* Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa:

Đây là vấn đề nêu gương

Vấn đề văn hóa từ chức đã được nhiều người, nhiều nơi, kể cả trên nghị trường Quốc hội đặt ra. Tuy nhiên thực tế rất ít trường hợp sau khi bị kỷ luật hay có hạn chế năng lực, uy tín xin từ chức mà đa số đều do cấp có thẩm quyền xử lý, điều chuyển công tác. 

Với kết luận của Bộ Chính trị mới đây là một cách mở đường, "cẩm nang" cho mỗi cán bộ suy nghĩ về bản thân mình.

Nếu cán bộ có tự trọng còn liêm sỉ mà cảm thấy thời gian qua, bản thân vi phạm kỷ luật, năng lực hạn chế, yếu kém, dư luận có ý kiến mà vẫn giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì phải suy nghĩ việc xin từ chức. Bởi khi đó uy tín, việc chỉ đạo với cấp dưới không còn.

Tôi cho rằng với cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo nên xin từ chức, chuyển công tác hoặc xin nghỉ hưu. Không nên tham quyền cố vị để làm gì. Hãy để vị trí đó cho người khác, xứng đáng hơn. Đây là vấn đề nêu gương cho các cán bộ khác trong văn hóa từ chức khi bị kỷ luật.

* Ông Nguyễn Túc (chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa - xã hội, ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam):

OngNguyenTuc 1(Read-Only)

Cần xây dựng văn hóa từ chức

Thực tế dư luận nêu có cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật, năng lực yếu kém, uy tín không còn nhưng vẫn cố bám, "giữ ghế" dẫn đến công việc các cơ quan bị trì trệ, không đúng tinh thần của Đảng.

Từ kết luận của Bộ Chính trị cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, lãnh đạo và người thân, xã hội thấy việc từ chức hoàn toàn bình thường.

Điều quan trọng hơn cả cần xây dựng văn hóa từ chức áp dụng chung chứ không chỉ với những người đã vi phạm, khuyết điểm.

Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện từ chức Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện từ chức

TTO - Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không từ chức, cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định.

THÀNH CHUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: kỷ luật từ chức