Theo đó, một cảm biến sinh học (biosensor) sẽ được cấy ghép vào mô khối u để theo dõi và cập nhật mọi “hoạt động” của nó.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ Koch - MIT (Cambridge, Mỹ) đã áp dụng công nghệ gắn chíp ít xâm lấn thông qua một “mũi tiêm” sinh thiết nhẹ vào khối u. Những cảm biến sinh học rất nhỏ này có khả năng thu thập thông tin và gửi ra một thiết bị bên ngoài để xử lý.
Thử nghiệm bước đầu trên chuột cho thấy những cảm biến này đã gửi các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác thông tin về nồng độ oxy cũng như độ pH trong mô được cấy ghép.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu những cảm biến sinh học được thử nghiệm thành công trên người, đây sẽ là một trong những biện pháp theo dõi ung thư hữu hiệu bên cạnh phương tiện truyền thống như chụp CT, MRI hay siêu âm...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận