Yêu cầu Sở GD &ĐT TP.HCM ngưng triển khai Anh văn tích hợpTrang học tiếng Anh trực tuyến: Giải cơn khát học tiếng AnhTiếng Anh sẽ theo học sinh đi suốt cuộc đời
* ÔngVŨ VẠN XUÂN (giáo viên tiếng Anh, phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM):
Ba quan niệm sai lầm
Ảnh: N.Hùng |
* Nhưng việc dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông còn quá nhiều bất cập thì phụ huynh vẫn cứ lo lắng?
- Theo tôi, học sinh VN nên học tiếng Anh bắt buộc từ lớp 4 vì kỹ năng ngôn ngữ nói chung của lứa tuổi này bắt đầu ổn định. Bên cạnh đó, phải có lộ trình rõ ràng về chuẩn: học sinh đạt được chuẩn gì sau một thời gian học (ví dụ: sau khi hết lớp 6 đạt A1, hết lớp 9 đạt A2 hoặc nếu đạt B1 trở lên thì có chính sách cộng điểm ưu tiên cho bài thi vào lớp 10).
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT nên áp dụng triệt để khung CEFR (khung trình độ chung châu Âu). Khung này đã triển khai ba năm nhưng chưa áp dụng cho đối tượng học sinh, mới chỉ dùng để kiểm tra giáo viên, nên lấy khung này để xác định mức độ học sinh đạt được trong khi học tiếng Anh. Từ đó, các sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT triển khai việc kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút dựa trên khung chuẩn quốc tế. Xin nói thêm là các bài kiểm tra tiếng Anh tại VN hiện nay thường trộn lẫn dạng bài của các mức chuẩn khác nhau nên gây ra một số áp lực lên người học và người dạy. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần xác định rõ đã là tiếng Anh thì không thể cấp phép cho một trường VN công nhận chuẩn, mà phải nhờ cơ quan khảo thí của Anh hoặc Hoa Kỳ tổ chức thi và cấp chứng chỉ.
* Phụ huynh, học sinh nên chọn trường, chọn giáo viên, chọn chương trình như thế nào?
- Phụ huynh cần xác định mục tiêu của việc học tiếng Anh là sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ để tiếp cận văn minh thế giới, từ đó hướng cho con em mình đến việc học tiếng Anh một cách đúng đắn. Cha mẹ học sinh cũng cần xác định tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên nghiệp là hai việc khác nhau, tránh việc cho con luyện thi các lớp không cần thiết như luyện thi chuyên Anh, luyện thi tăng cường tiếng Anh nếu thật sự học sinh không có năng khiếu và không coi tiếng Anh là một nghề để làm sau này.
* ÔngPHẠM CHÂU TUẤN (phụ huynh em Phạm Tuấn Huy, huy chương vàng toán quốc tế 2013):
Nỗ lực tự học
Ảnh: N.Hùng |
Sau này, khi Huy vào học tại Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, quận 5, TP.HCM, tôi vẫn cho cháu học thêm tiếng Anh tại Nhà Thiếu nhi TP (hồi đó trường tiểu học chưa dạy tiếng Anh như bây giờ). Khi Huy thi đậu vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thì nghỉ hẳn học thêm tiếng Anh. Thật ra, tôi có gợi ý cho con có cần học thêm môn nào không? Cháu nói không cần học thêm. Vả lại, các thầy cô Trường Trần Đại Nghĩa nói một tuần học sinh đã được học tăng cường tám tiết tiếng Anh, trong đó có hai tiết học với giáo viên bản ngữ. Vậy mà tôi cũng không ngờ hết lớp 9 Huy thi TOEFL iBT đạt điểm khá cao, nếu tôi nhớ không lầm là 108 điểm.
Sau này, khi thi đậu lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM), Huy cũng chỉ học tiếng Anh trong trường, thỉnh thoảng cháu cũng có tải các bài trên mạng xuống tự học theo yêu cầu của thầy cô. Năm 2013, khi đã xác định mục tiêu du học, Huy dồn lực ôn thi TOEFL iBT để gửi hồ sơ xin du học. Tôi có gợi ý cho cháu đến trung tâm luyện thi nhưng Huy từ chối. Cháu tự mượn tài liệu của bạn về tự ôn, nếu có thắc mắc gì thì hỏi thầy cô ở Trường phổ thông Năng khiếu. Rất may là kết quả Huy thi đạt 112 điểm.
Từ chuyện của Huy và nhìn ra xung quanh, tôi thấy nhiều bậc cha mẹ cứ ép con mình phải đi học thêm tiếng Anh. Theo tôi, trước khi bắt con học cần tìm hiểu xem trẻ có thích thú không, chứ ép trẻ đi học là vô tình tạo áp lực cho trẻ, rất tội nghiệp.
* TRẦN THỊ BẢO TRÂN (SV ĐH Amherst, bang Massachusetts, Mỹ, giải nhất quốc gia môn tiếng Anh):
Thực hành là quyết định
Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Tôi nghĩ lý thuyết không phải là thừa khi muốn giao tiếp tốt. Nếu nắm vững ngữ pháp, biết cấu trúc của một câu được viết thế nào, mình sẽ dễ dàng nắm bắt và nói được nhanh hơn. Tôi học giao tiếp dựa trên nền tảng kiến thức chuẩn của lý thuyết nên thấy việc nói không đến nỗi quá khó. Nếu biết cách viết thì cũng có thể nói được dễ dàng. Chỉ có phần nghe hơi phức tạp, phải luyện tập nhiều. Để luyện khả năng nghe, không cách nào khác ngoài việc luôn phải tạo ra môi trường để tiếp xúc với nó. Môi trường đó không nhất thiết phải chăm chăm vào việc ngồi tập trung và nghe các bài tập tiếng Anh. Nghe nhạc, xem phim hay thậm chí tham gia các hoạt động ngoại khóa có người nước ngoài tham gia... là các phương pháp hiệu quả để tăng khả năng nghe.
Điều tôi tâm niệm khi học tiếng Anh cũng như khi học bất kỳ ngôn ngữ nào khác là đề ra mục tiêu. Khi đã xác định mục tiêu thì bắt tay ngay vào học, không lo sợ hay suy nghĩ nhiều về việc mình có học được hay không. Một mẹo nhỏ là luôn mang bên mình một quyển sổ nhỏ để ghi chép. Khi vô tình đọc được trên báo một từ mới, thấy trên mạng một cấu trúc ngữ pháp mới liền ghi ngay vào sổ và thường xuyên giở ra xem. Điều này khiến bộ não tiếp thu những cái mới một cách chủ động, không gò bó.
Cũng nên lấy thực hành làm yếu tố quyết định. Mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài, đừng ngần ngại dù mình chỉ có thể nói bập bẹ hoặc thậm chí nói sai.
* Một giáo viên tiếng Anh Trường phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM: Cần có động cơ, mục đích Không ít người có quan niệm rằng đối với trẻ em, học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Đúng là trẻ em có khả năng tốt hơn về phát âm và khi bắt đầu học sớm, trẻ có nhiều thời gian hơn và đạt nhiều tiến bộ hơn so với các trẻ bắt đầu học trễ hơn. Tuy nhiên, việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm cũng không ít tốn kém. Nếu gia đình không có điều kiện về tài chính thì cũng không nhất thiết phải cho trẻ học ngoại ngữ sớm. Đối với các trẻ học quá sớm, khi tiếng mẹ đẻ còn chưa nắm vững thì chưa hẳn trẻ có thể sử dụng ngoại ngữ thông thạo hơn các trẻ học trễ hơn. Chưa kể đến việc yêu cầu trẻ học ngoại ngữ sớm còn làm trẻ hoặc là không có thời gian để dành cho các môn học khác, hoặc không có thời gian để giải trí nghỉ ngơi. Điều này chắc hẳn ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện của trẻ. Theo tôi, đến năm 10-11 tuổi cho trẻ bắt đầu học ngoại ngữ cũng không phải là quá muộn. Có nhiều yếu tố tác động đến thành công trong việc học ngoại ngữ như độ tuổi, kiến thức tổng quát, mục đích của người học, chương trình, giáo viên, môi trường học tập, cơ hội tiếp cận với người bản ngữ... Nhưng cần khẳng định ngay: người học giữ vai trò quyết định trong sự thành bại của việc học. Vì vậy, cho dù học với giáo viên bản ngữ hay học với giáo viên VN, học theo chương trình nào hay theo chuẩn nào cũng chỉ là yếu tố phụ. Tôi chỉ khuyên học sinh rằng ngay từ khi bắt đầu học ngoại ngữ, dù ở tuổi nào cũng cần xác định một mục đích, động cơ rõ rệt. |
Phóng to |
UBND TP.HCM chỉ đạo ngưng triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp
Ngày 5-7, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn chỉ đạo Sở GD-ĐT cần sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chương trình Cambridge được Bộ GD-ĐT cho phép triển khai thí điểm trong các cơ sở giáo dục công lập tại TP.HCM thời gian qua.
Chỉ đạo nói trên của UBND TP được đưa ra sau khi trao đổi thống nhất với Bộ GD-ĐT, đồng thời trước đó (giữa tháng 6-2014) Sở GD-ĐT TP đã có tờ trình về triển khai thí điểm đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình VN”.
UBND TP yêu cầu báo cáo cần đánh giá kỹ kết quả từng mặt theo đề án thí điểm đã được phê duyệt (mặt tích cực, mặt hạn chế, nguyên nhân...). Báo cáo rõ vì sao ngừng triển khai chương trình này, ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của học sinh và phụ huynh. Thời gian báo cáo trong tháng 7-2014.
Cũng theo chỉ đạo nói trên, trong thời gian chưa sơ kết thí điểm chương trình này, trong khi UBND TP.HCM chưa phê duyệt đề án, yêu cầu Sở GD-ĐT dừng ngay việc triển khai thực hiện đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình VN”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận