02/01/2015 12:01 GMT+7

Cách dạy con tiếp tay đàn ông không đụng đến việc nhà

ĐOÀN ANH
ĐOÀN ANH

TTO - Trong khu nhà tôi ở, hầu như tất cả  các bé trai đều không phải đụng tay vào việc nhà với lý do "đó là việc của đàn bà con gái".

Làm việc nhà giúp trẻ em thấu hiểu vai trò một thành viên thật sự của gia đình - Ảnh tư liệu

Nhiều bé muốn làm nhưng ba mẹ xót con, sợ con làm việc của phụ nữ thì "ái nữ", rồi một lý do khá phổ biến là ba mẹ các bé muốn dành thời gian cho con ăn, ngủ, học hành cho nên người... Còn việc nhà, lúc nhỏ tuổi thì có mẹ lo, khôn lớn thì có vợ nên không cần làm.

Một người bạn của tôi đã buộc phải chuyển nhà trọ khi cậu em trai mới xuống thành phố học Đại học. Với lý do "em của tớ không thể tự ở một mình, không thể ăn cơm bụi, không thể tự nấu ăn và cũng không ai nấu ăn hợp khẩu vị nó ngoại trừ mẹ và tớ..."

Nghe kể thêm, tôi còn biết rằng cậu bé này hồi ở quê chỉ ăn một số món như đậu phụ hấp, thịt hấp chứ không được luộc, nấu trái ý là bỏ ăn ngay lập tức.

Còn với nhà bác tôi, tôi nhớ năm anh họ tôi ngoài hai mươi tuổi đến bữa ăn, bao giờ bác cũng phải nịnh các anh ăn món này, món kia. Riêng cá thì gỡ bỏ xương, để riêng phần thịt. Sau này bác không làm công việc gỡ xương cá cho con nữa, nhưng bao giờ cũng phải nói thế này "con ăn cẩn thận kẻo hóc nhé !". Lần nào nghe xong tôi cũng thấy... buồn cười hết sức.

Chính vì có những ông  bố bà mẹ chiều chuộng con hết mực nên khi  trưởng thành các anh không thể thích nghi với những việc không tên, không muốn chia sẻ việc nhà với vợ.

Vì đã quen được làm sẵn, quen được người khác phục vụ, phục vụ một cách chuyên nghiệp và chu đáo... Thế nên mới có nhiều anh trong tiêu chí chọn vợ, phẩm chất hàng đầu là hiền lành, chăm chỉ, biết hi sinh cho gia đình.

Xã hội đã quen với cách đánh giá người phụ nữ qua cách chăm sóc chồng con, chăm chút cho ngôi nhà, bữa ăn... mà quên mất vai trò đồng hành của người đàn ông

Nhà tôi đông người, ba thế hệ cùng chung sống nhưng mọi việc đều thành nếp, không ai phải phục vụ ai (tất nhiên vẫn có những việc cần sự hỗ trợ, san sẻ). Ví dụ như quần áo thì mọi người có thể tự giặt lấy, tự dọn dẹp phòng riêng và còn việc chung thì mọi người làm trên tinh thần tự nguyện, không ai cảm thấy bức bí khó chịu.

Có một nguyên tắc trong gia đình tôi là: việc nào có thể làm thì tự làm, không nhờ vả, sai khiến người khác.

Nhân đọc bài viết "Phẩm hạnh người phụ nữ bằng hy sinh+nhẫn nhục?" , tôi đồng tình với quan điểm của tác giả, đã đến lúc phụ nữ nên giải phóng bản thân khỏi những tư tưởng cũ.

Chúng ta phải hạnh phúc trước khi mong muốn đem lại hạnh phúc cho người khác.

Không lẽ người đàn ông chỉ cần chi một khoản tiền nho nhỏ làm quà nhân ngày 8/3 là đủ để chị em phụ nữ  hài lòng, hạnh phúc và tiếp tục làm việc quần quật quanh năm?

Có đúng vì được chìu chuộng ngay từ nhỏ, nên các bé trai, sau này trở thành những người đàn ông chỉ biết sống ỷ lại, không san sẻ công việc gia đình? Đã đến lúc người phụ nữ nên giải phóng bản thân khỏi những việc nhà?

Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc dưới bài viết.

 

ĐOÀN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên