10/11/2021 10:00 GMT+7

Cá nhân tham gia vận động, quyên góp từ thiện: hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp

V.C
V.C

Các cá nhân tham gia các hoạt động từ thiện đã có thể hoạt động một cách minh bạch, hiệu quả nhờ quy định mới và sự hỗ trợ của giải pháp thiện nguyện trên nền tảng số.

Cá nhân tham gia vận động, quyên góp từ thiện: hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp - Ảnh 1.

Hoạt động từ thiện cá nhân đã được công nhận với những quy định cụ thể - Ảnh: TTO

Hợp thức hóa hoạt động thiện nguyện của cá nhân

Minh bạch trong hoạt động từ thiện ngày càng được xã hội quan tâm, nhất là trong mấy tháng qua, những vụ "lùm xùm" về sự không rõ ràng của một số cá nhân đã khiến cho niềm tin dành cho hoạt động tốt đẹp này bị ảnh hưởng.

Để hợp thức hóa vấn đề này, Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP cho phép cá nhân được quyên góp từ thiện. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 11-12-2021, là sự thay thế của Nghị định 64/2008 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Trước đó, Nghị định 64/2008 chỉ cho phép cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cùng các cấp ở địa phương; cơ quan thông tin đại chúng, quỹ từ thiện... được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ.

Với nghị định mới, đây là lần đầu tiên cá nhân được phép vận động từ thiện song phải tuân thủ một số quy định cụ thể: cá nhân cần thông báo trên phương tiện truyền thông về hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận đối với tiền, địa điểm đối với hiện vật, thời gian cam kết phân phối.

Theo nghị định, cá nhân quyên góp từ thiện phải có 1 tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại trong mỗi lần vận động, đồng thời, chỉ sử dụng 1 tài khoản duy nhất cho 1 lần kêu gọi từ thiện (có cam kết về thời gian kết thúc tiếp nhận) và có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện. 

Đây là điểm mới, giúp minh bạch hóa nguồn tiền từ thiện với nguồn tiền cá nhân của người kêu gọi, công tác kiểm kê, sao kê chứng minh số tiền quyên góp được sẽ thuận tiện, rõ ràng hơn.

"Cầu nối" minh bạch giữa trao và nhận

Song hành với sự ra đời của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) với thế mạnh công nghệ đã nhanh chóng đưa ra giải pháp số hóa hoạt động thiện nguyện bao gồm tài khoản ngân hàng thiện nguyện, ứng dụng Thiện Nguyện và website https://thiennguyen.app

Đây là một giải pháp "tương thích" với các quy định của nghị định mới, giúp các cá nhân, đơn vị làm từ thiện có một công cụ để kiểm soát các khoản thu chi hiệu quả, minh bạch hơn.

Cá nhân tham gia vận động, quyên góp từ thiện: hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp - Ảnh 2.

Giải pháp đã được nhiều cá nhân hưởng ứng ngay từ khi mới ra mắt

Thông qua các giải pháp do MB xây dựng, những người gây quỹ và người ủng hộ có thể kết nối trực tiếp tương tác thường xuyên, hỗ trợ kịp thời cho các chiến dịch giúp đỡ cộng đồng. Tất cả đều được thực hiện một cách tự động trên nền tảng số.

Theo đó, người vận động, gây quỹ có thể dễ dàng mở "tài khoản thiện nguyện" - tài khoản thanh toán VND do MB phát hành miễn phí dành riêng cho cá nhân, câu lạc bộ gây quỹ. Tài khoản bao gồm 4 số dễ nhớ, được tích hợp tính năng tự động công khai, minh bạch số dư tài khoản và toàn bộ giao dịch theo thời gian thực tế.

Với giải pháp Thiện Nguyện online của MB, người vận động có thể chủ động theo dõi mọi nguồn thu chi theo ngày, dưới dạng biểu đồ trực quan. Người ủng hộ dễ dàng biết được khoản ủng hộ của mình đã đến tài khoản thiện nguyện chưa đồng thời giám sát việc thực hiện thu chi của người vận động

Cá nhân tham gia vận động, quyên góp từ thiện: hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp - Ảnh 3.

Người vận động đã có thể đăng ký mở tài khoản thiện nguyện để đáp ứng các quy định tại Nghị định 93 và người ủng hộ cũng có thể tải app và theo dõi sao kê tài khoản của các chiến dịch mình ủng hộ

Minh bạch hoạt động thiện nguyện không chỉ là yêu cầu của cộng đồng mà đây cũng là điều các cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện chuyên nghiệp hướng tới. 

Chị Lê Thị Thúy Lan, nhóm thiện nguyện Cơm nhà Thiện Tâm, cho biết: "Tất cả các đóng góp của các mạnh thường quân trước đây tôi đều nhận thông qua tài khoản cá nhân. 

Để theo dõi thu chi tôi phải lập một file excel nhằm tránh sai sót. Nhưng sử dụng app Thiện Nguyện, việc quản lý thu chi trên app giúp nhóm tiết kiệm đáng kể thời gian thống kê việc thu chi. Và quan trọng hơn những người đóng góp họ cũng có niềm tin hơn vì có thể theo dõi mọi thu chi bất cứ lúc nào".

Cá nhân tham gia vận động, quyên góp từ thiện: hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp - Ảnh 4.

Nhóm thiện nguyện Cơm nhà Thiện Tâm trên app Thiện nguyện

Được biết trong thời gian tới giải pháp này sẽ được MBBank bổ sung các tiện ích mới để trở thành một cầu nối hữu ích hơn nữa cho những người vận động gây quỹ và những mạnh thường quân.

Có thể nói, cùng với sự ra đời của Nghị định 93, giải pháp số hóa hoạt động thiện nguyện của MB được ví như "cánh tay nối dài" của nghị định giúp "gỡ rối" kịp thời những vấn đề còn "tranh tối tranh sáng" của hoạt động từ thiện; góp phần tạo dựng niềm tin và là cầu nối cho những tấm lòng hảo tâm có thể cùng nhau lan tỏa những điều ý nghĩa của lòng nhân ái.

Từ ngày 15-9-2021 đến nay tài khoản thiện nguyện của MB đã được triển khai thí điểm, cung cấp tài khoản chuyên dùng cho 150 cá nhân vận động ủng hộ có nghề nghiệp chuyên môn đa dạng như doanh nhân, nhà báo, nghệ sĩ, luật sư, nhà giáo, chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội nhóm tình nguyện trên toàn quốc.

Ứng dụng thiện nguyện cũng được cộng đồng ủng hộ với gần 8.000 tài khoản người dùng, với hơn 3.500 lượt ủng hộ trị giá hơn 5 tỉ đồng cho 50 mục tiêu, chiến dịch được phát động.

Đăng ký mở tài khoản thiện nguyện và theo dõi các chiến dịch trên App Thiện Nguyện tại: http://onelink.to/37gnyt

V.C
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên