Mọi người khuyên anh nhập viện để điều trị bệnh gan vì bệnh của anh ngày càng nặng, nhưng anh không chịu vì sợ khi nhập viện mọi người biết anh bị AIDS. Hiện gia đình chị em sống chung với gia đình em. Anh rể suy sụp tinh thần, hay suy nghĩ lung tung, nhiều khi chỉ cần một câu nói vô tình của ai đó anh cũng giật mình, lúng túng, tay chân run rẩy.
Anh đang rất yếu, đi không vững lắm, mặc dù chị em khuyên nhiều lần nhưng anh lúc nào cũng bi quan và nói nhiều câu trăng trối, nhiều khi anh còn có hành động giống như bị tâm thần. Chị sợ anh không chết vì bệnh mà chết vì tinh thần suy sụp. Không ít lần chị khuyên và giải thích cho anh nhưng anh không nghe.
Em và chị em phải làm sao để cho anh hiểu và sống lạc quan lên. Mong quí báo có thể cung cấp cho em vài địa chỉ tư vấn để giúp chị của em và giúp anh hiểu biết hơn về căn bệnh này. (L.H.)
- Trả lời tư vấn của TS Đinh Phương Duy:
Em mến,
Trường hợp anh rể em hiện nay khá nhạy cảm, cả trong vấn đề giúp anh tìm kiếm sự cân bằng về tinh thần và trong việc ứng xử với anh ấy trong gia đình em. May mắn là anh đã gặp được chị của em, nhưng việc anh ấy suy sụp tinh thần khi biết mình bị viêm gan C nặng và xét nghiệm HIV dương tính là điều khó tránh khỏi.
Khi đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, ai cũng có thể cảm thấy mình như người… sắp sửa đi xa nên sẽ có những lúc mất bình tĩnh và tìm cách trốn chạy sự thật phũ phàng, do đó rất dễ giật mình khi nghe hoặc đối diện với những lời nói hay chỉ là ánh mắt nhìn… thương tâm của ai đó. Vì vậy, thái độ và cách thức ứng xử của người xung quanh sẽ có ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần của anh, đặc biệt là đối với người thân trong gia đình.
Người nhiễm HIV chưa phải là đã bị AIDS, nếu có được tinh thần lạc quan và ý chí mạnh mẽ, người nhiễm HIV sẽ có thể chống chọi lâu dài với tình trạng của mình. Gia đình có thể cố gắng tìm các tài liệu về HIV và AIDS để nhận diện rõ hơn về vấn đề này, giúp anh hiểu rõ tình trạng của mình và lạc quan hơn trong cuộc chiến đấu bền bỉ với HIV.
Ngày nay, các cơ sở khám chữa bệnh đều thống nhất về việc giữ bí mật các thông tin của người bệnh nên sẽ không có chuyện mọi người đều biết về tình trạng của anh rể bạn đâu. Nếu không khám và chữa bệnh gan C thì tình trạng có thể sẽ xấu đi rất nhanh em ạ.
Trong gia đình cần tránh những ứng xử có thể gây hiểu lầm, không quá quan trọng hóa vấn đề, không làm cho anh ấy cảm thấy mọi người như đang… bàn tán điều gì đó về mình. Sự gần gũi, trò chuyện thân tình như chưa có điều gì xảy ra có thể giúp anh rể bạn bớt tự vệ hơn và hưởng ứng những đề nghị của gia đình.
Đặc biệt, các thành viên trong gia đình cũng hết sức chú ý trong sinh hoạt chung, nhất là trong quan hệ vợ chồng giữa anh rể và chị gái em. Gia đình cũng cần được tham vấn về tình trạng và cách thức sinh hoạt hiện nay như thế nào để cuộc sống chung không bị ảnh hưởng (chị em và cháu bé cũng cần được xét nghiệm)...
Ở TP.HCM có nhiều điểm tham vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, trong đó có những địa chỉ tham vấn và xét nghiệm tại cộng đồng mà mọi người có thể đến: Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe TP.HCM (59B Nguyễn Thị Minh Khai), Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM (699 Trần Hưng Đạo, quận 5), Bệnh viện Da liễu (2 Ngô Thời Nhiệm, Q.3), Phòng khám An Hòa (958/24K Lò Gốm, Q.6)…
Thân mến!
Mọi thắc mắc về tâm lý - tình yêu, dạy con cũng như những kỹ năng sống, bạn hãy gửi về mục Tư vấn tình yêu - lối sống của Tuổi Trẻ Online theo địa chỉ email: tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Trả lời chung cho các bạn đọc: Vì email gửi đến chuyên mục rất nhiều nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể riêng từng trường hợp. Do vậy, nếu những câu hỏi nào thật sự cần được tư vấn riêng, chúng tôi sẽ chọn lọc và trả lời. Rất mong bạn đọc thông cảm và gắn bó theo dõi chuyên mục Tình yêu - lối sống. B.D. thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận