Một lỗ đen khổng lồ nằm ở trung tâm dãy ngân hà của hành tinh trái đất đang nuốt chửng một đám mây chứa hàng nghìn tỉ ngôi sao nhỏ, thậm chí sao chổi cũng nằm trong thực đơn của nó.
Phóng to |
Các nhà khoa học mô tả "bữa ăn thịnh soạn” ngoài không gian - Ảnh: Daily Mail |
Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện một tia sáng như pháo hoa phát ra từ lỗ đen khổng lồ Sagittarius A*, tia sáng đó sáng gấp 100 lần ánh sáng bình thường phát ra xung quanh lỗ đen.
Các nhà khoa học cho biết đã quan sát được 1 đám mây chứa hàng nghìn tỉ ngôi sao nhỏ và cả sao chổi bao quanh lỗ đen. Sau đó những ngôi sao đó di chuyển vào bên trong lỗ đen Sagittarius A* khoảng 100 triệu dặm, khoảng cách đó bằng với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Điều đó cũng có nghĩa hàng tỉ ngôi sao nhỏ coi như “xong đời".
Hiện tại các nhà khoa học đang sử dụng kính viễn vọng Chandra và tia X để tìm ra những bằng chứng về sự phản chiếu ánh sáng của những đám mây gần đó, đồng thời cung cấp cho các nhà khoa học về độ sáng và thời gian của tia sáng pháo hoa đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận