Một trong những nội dung được đề cập đến là chuẩn bị tổ chức kì thi quốc gia, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, phương pháp dạy học trong các trường phổ thông.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc giao lưu của Bộ trưởng, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD khẳng định "đang gấp rút xây dựng quy chế của kì thi quốc gia. Quy chế sẽ quy định cụ thể, rõ ràng và giải quyết được các băn khoăn của các địa phương, thầy cô giáo và học sinh hiện nay". Theo ông Trinh, muộn nhất khoảng tháng 1-2015 quy chế sẽ được ban hành. |
Một số học sinh lớp 12 đã chủ động bày tỏ băn khoăn, lo lắng cho kì thi có rất nhiều đổi mới sắp tới.
"Liệu kiến thức chúng em phải ôn tập có khó hơn không? Chúng em cần chuẩn bị những gì, ôn thi như thế nào từ bây giờ cho kì thi đó?" - một học sinh đặt câu hỏi.
"Em rất mong Bộ GD-ĐT sớm ban hành các quy định cụ thể hơn trong tất cả các khâu của kì thi và quy định công nhận tốt nghiệp, xét tuyển ĐH-CĐ, vì khi nắm rõ mọi thông tin liên quan tới kì thi của mình thì chúng em mới yên tâm ôn tập" - Hoàng Hồng Hạnh, một học sinh trường dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu chia sẻ.
"Tôi là giáo viên dạy Lịch sử, tôi cũng lo lắng khi nội dung đề thi năm 2014 có nhiều đổi mới. Với kì thi "hai trong một" đề thi còn có thể phân hóa sâu hơn, yêu cầu cao hơn, lo nhất là các câu hỏi "vận dụng thực tế", câu hỏi mở trong khi học sinh chưa làm quen nhiều với dạng hỏi này" - một giáo viên ở Lai Châu băn khoăn.
Bộ trưởng Luận trấn an tinh thần học sinh và cả giáo viên: "Sẽ không có thay đổi đột ngột về nội dung đề thi".
Tuy nhiên, ông Luận cũng giải thích những năm qua ngành GD-ĐT đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh và đề thi từ năm 2014 cũng chuyển theo hướng này.
![]() |
Một học sinh ở Lai Châu đặt câu hỏi với Bộ trưởng về " kiến thức cần ôn tập" cho kì thi quốc gia |
12 năm kinh nghiệm tổ chức "thi cụm"
Theo ông Luận, từ thực tế ở một số địa phương, có những cán bộ, giáo viên còn chưa hiểu kĩ về kì thi quốc gia, đặc biệt là quy định "thi cụm", một số băn khoăn như thi 8 môn thì quá nhiều chứng tỏ chưa nắm đúng tinh thần của phương án thi.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Ninh, giám đốc sở GD-ĐT Lào Cai: "Thi cụm có mặt tích cực là khiến học sinh phải nỗ lực hơn" |
Ông Nguyễn Anh Ninh, giám đốc sở GD-ĐT Lào Cai nhận xét " Việc đổi mới thi bằng việc áp dụng kì thi sử dụng cho hai mục đích năm đầu tiên thực hiện không tránh khỏi những khó khăn. Nhất là ở các địa phương như Lào Cai, giao thông bị chia cắt, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn".
Ông Ninh nói: "Phần lớn học sinh ở Lào Cai có nhu cầu thi ĐH-CĐ. Nếu thi theo cách cũ sẽ phải đi xa hơn tới các trung tâm đô thị lớn. Nhưng năm nay, cụm thi mở rộng hơn, thuận lợi sẽ nhiều hơn là khó khăn. Còn đối với học sinh chỉ dự thi tốt nghiệp, việc thi theo cụm cũng không phải việc quá khó khăn, vì các năm trước, chúng tôi đã từng tổ chức "thi cụm" rồi".
Tuy nhiên, ông Ninh cũng thừa nhận sẽ có một bộ phận học sinh khó khăn cần phải được hỗ trợ. "Không chỉ hỗ trợ kinh phí, ngành GD-ĐT sẽ kêu gọi sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, của thầy, cô giáo, phụ huynh học sinh".
Ông Phạm Vũ Luận cho biết: "Chúng ta đã có 12 năm kinh nghiệm tổ chức thi cụm. Năm tới chỉ mở rộng thêm cụm thi tương tự. Ngoài ra đối với 10-15% học sinh vùng khó khăn, học sinh không có nhu cầu xét tuyển ĐH-CĐ sẽ tổ chức thi tại cụm địa phương để hạn chế việc đi lại tốn kém".
Ông đề nghị cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD "cần có ngay hướng dẫn thật cụ thể cho các tỉnh, thành về việc tổ chức cụm thi để các tỉnh, thành chuẩn bị từng bước".
Ông cũng đề nghị lãnh đạo các vụ bậc hoc của Bộ GD-ĐT cần sát sao, phổ biến thông tin về kì thi bằng các kênh khác nhau.
![]() |
Một thầy giáo ở trung tâm GD thường xuyên Lai Châu bày tỏ lo lắng về định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp |
Ông Đỗ Văn Hán, Giám đốc sở GD-ĐT Lai Châu: Lai Châu có khoảng 25-30% học sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp THPT, không tuyển sinh ĐH-CĐ. Hơn nữa, số HS có hoàn cảnh nghèo ở Lai Châu trên thực tế còn nhiều hơn so với con số thống kê, báo cáo. Vì thế nếu tổ chức thi cụm, tôi mong các huyện phải có biện pháp hỗ trợ cho các em học sinh. Tôi mong muốn ở Lai Châu có ít nhất một cụm thi, địa phương hay trường ĐH, ai chủ trì đều được. Vì đứng ơ góc độ quyền lợi của học sinh, cụm thi tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các em không phải đi xa. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận