02/05/2019 20:01 GMT+7

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đến nơi xử lý nước thải thành nước uống

BÁ SƠN
BÁ SƠN

TTO - Khi nghe về công nghệ biến nước thải thành nước uống của ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là ông Dũng 'lò vôi'), Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trực tiếp tới thị sát.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đến nơi xử lý nước thải thành nước uống - Ảnh 1.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà (thứ tư từ phải qua) thị sát nhà máy xử lý nước thải tại KCN Sóng Thần 2 - ẢNH: BÁ SƠN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói cần giám sát ống xả thải ngầm, rút kinh nghiệm sau sự cố Formosa - Video: BÁ SƠN

Chiều 2-5, tại KCN Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc và trực tiếp thị sát nhà máy xử lý nước thải của Công ty cổ phần xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh do ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là ông Dũng "lò vôi") làm chủ đầu tư.

"Vấn đề xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp là vấn đề nóng bỏng của đất nước. Vì vậy, khi nghe tin về nhà máy xử lý nước thải tại KCN Sóng Thần 2, tôi và các cơ quan chuyên môn của bộ muốn trực tiếp tham quan để có thể rút kinh nghiệm, nếu phù hợp sẽ mở rộng áp dụng cho các khu công nghiệp khác của cả nước", bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Theo ông Huỳnh Uy Dũng, nhà máy xử lý nước thải tại KCN Sóng Thần 2 có nhiệm vụ xử lý lượng nước thải lên tới trên 7.000 m3/ngày đêm của nhiều nhà máy sắt thép, nhuộm…thuộc nhóm có nguy cơ ô nhiễm cao. 

Với công nghệ xử lý vi sinh, không sử dụng hóa chất, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 2 đặt mục tiêu thu gom nước thải của các nhà máy để đạt mức có thể tái cung cấp lại cho sản xuất.

"Chúng tôi mong muốn công nghệ này sau khi áp dụng thành công tại Bình Dương sẽ được nhân rộng. Qua đó, nước thải của các nhà máy thải ra sau xử lý sẽ được chính các nhà máy này tái sử dụng, giải bài toán môi trường, tiết kiệm nguồn nước", ông Huỳnh Uy Dũng nói.

Ông Huỳnh Uy Dũng uống nước thải sau khi xử lý trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrần Hồng Hà - Video: BÁ SƠN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đặt ra nhiều câu hỏi quanh quy trình xử lý nước thải, như kiểm soát nước thải đầu vào, công nghệ xử lý, quá trình vận hành… Bộ trưởng lưu ý rút kinh nghiệm các sự cố môi trường từng xảy ra, cần có bể dự phòng cho sự cố, kiểm tra các doanh nghiệp có "cống ngầm" xả thải trộm  hay không…

Đại diện Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cho biết nhà máy xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2 được mở rộng đã giảm áp lực cho kênh Ba Bò, là con kênh ô nhiễm nổi tiếng một thời của TP.HCM và Bình Dương. 

Các trạm quan trắc cho thấy sau khi nhà máy xử lý đi vào hoạt động, nước thải đầu ra đạt chuẩn quy định. Với việc chủ đầu tư muốn nâng thêm chất lượng nước thải sau xử lý, có thể cung cấp lại cho các nhà máy là vấn đề mới, sẽ được các cơ quan chuyên môn tiếp tục xem xét, thẩm định.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng cục môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để có ý kiến chính thức, thể hiện bằng số liệu cụ thể để đánh giá về công nghệ "biến nước thải công nghiệp thành nước sạch" mà doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đề xuất.

2 bo truong tran hong ha dong vien hiep hoi nha ve sinh vn thuc hien cuoc cach mang nha ve sinh sach

Bộ trưởng TN&MT chụp hình động viên Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam thực hiện "cuộc cách mạng nhà vệ sinh sạch" - ẢNH: BÁ SƠN

Nhân rộng mô hình "nhà vệ sinh sạch"

Cũng trong ngày 2-5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và mtrường Trần Hồng Hà đã thăm và làm việc với Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Ông Lê Văn Hiệp - chủ tịch Hiệp hội - đã giới thiệu tới bộ trưởng và đoàn công tác mô hình cabin nhà vệ sinh tự động và kế hoạch thực hiện cuộc "cách mạng nhà vệ sinh sạch" bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Bộ trưởng đánh giá cao ý nghĩa xã hội chương trình mà Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam đang theo đuổi và cho biết bộ sẽ tiếp tục có các buổi làm việc với hiệp hội về các nội dung cụ thể của kế hoạch này.

Nhà máy xử lý nước thải 20.000m3 giảm ô nhiễm cho sông Đồng Nai Nhà máy xử lý nước thải 20.000m3 giảm ô nhiễm cho sông Đồng Nai

TTO - Một nhà máy xử lý nước thải công suất lớn vừa được đưa vào hoạt động tại Bình Dương để đảm bảo môi trường và chất lượng nước sông Đồng Nai, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân.

BÁ SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên