16/06/2022 08:22 GMT+7

Bộ trưởng Pakistan 'gây bão' vì kêu gọi người dân giảm uống trà để... tiết kiệm

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Bộ trưởng Kế hoạch và phát triển Pakistan đã "gây bão" sau khi kêu gọi người dân giảm uống "chai" (một loại trà truyền thống) để tiết kiệm tiền nhập khẩu trà.

Bộ trưởng Pakistan gây bão vì kêu gọi người dân giảm uống trà để... tiết kiệm  - Ảnh 1.

Nhân viên pha chế trà tại một quán trà ở Islamabad, Pakistan - Ảnh: AFP

Ngày 15-6, lời kêu gọi trên đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội và tại các phòng trà trên khắp Pakistan.

Trước đó một ngày, Bộ trưởng Ahsan Iqbal tuyên bố giảm tiêu thụ trà là một phương án để tiết kiệm lượng ngoại tệ dùng để chi trả cho việc nhập khẩu các loại trà.

"Tôi kêu gọi cả nước cắt giảm một hoặc hai tách trà vì trà cũng được chúng ta nhập khẩu theo hình thức tín dụng (mua trước trả sau)", ông Iqbal cho biết.

Theo Hãng tin AFP, Pakistan là quốc gia nhập khẩu trà lớn nhất thế giới. Số liệu mới nhất của Chính phủ Pakistan cho thấy nước này chi hơn 515 triệu USD/năm để nhập khẩu mặt hàng này, chủ yếu từ Kenya.

Tuy nhiên, Pakistan đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, với nguồn dự trữ ngoại hối ngày càng cạn kiệt được sử dụng để trả các khoản nợ khó đòi.

Có nhiều cách pha trà ở Pakistan, nhưng phổ biến nhất vẫn là trà chai: cách đun trà với đường và sữa.

Chai thường được bán với giá khoảng 45 rupee Pakistan (0,20 USD) một cốc tại các quầy hàng ở đây.

Jan Muhammad, 45 tuổi, một tài xế xe tải, cho biết anh uống từ 15-20 cốc trà mỗi ngày.

"Khi bạn lái xe và bạn không thể nhìn đường... sẽ có nguy cơ xảy ra tai nạn. Đó là lý do tại sao tôi bắt buộc phải uống 20 cốc trà", Muhammad nói.

Muhammad cho rằng: "Chính phủ đã tăng chi tiêu. Họ di chuyển trên những chiếc xe lớn với nhiều nghi thức nhưng chúng tôi chỉ thưởng thức trà".

Tại một quầy trà ở chợ Aabpara của Islamabad, thợ làm bánh Muhammad Ibrahim cho biết anh uống 12 cốc mỗi ngày.

"Tôi uống ba, bốn cốc vào buổi sáng, sau đó là ba cốc vào buổi chiều và ba, bốn cốc vào đêm muộn. Đây là chứng nghiện của tôi", Ibrahim chia sẻ.

Trong khi đó, Tanveer Iqbal, một giáo sư đại học, đồng ý rằng mọi người nên cắt giảm việc uống trà. Song ông lưu ý rằng trà được phục vụ thường xuyên trong hầu hết các cuộc họp, đặc biệt là những cuộc họp do các quan chức chính phủ tổ chức.

"Làm thế nào chúng ta giảm việc sử dụng trà khi trà là thức uống chính trong tất cả các cuộc họp chính thức?", giáo sư Iqbal nói.

Uống trà trở thành nét văn hóa, dư địa xuất khẩu sang Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á rất lớn Uống trà trở thành nét văn hóa, dư địa xuất khẩu sang Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á rất lớn

TTO - Thói quen uống trà ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống hằng ngày của người dân nên nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu trà rất lớn.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên