15/09/2020 11:02 GMT+7

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thực phẩm trông vào thịt heo thì rủi ro cao

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - "Một rổ thực phẩm gì mà CPI suốt ngày lo lên giá, thịt heo chiếm 70% cơ cấu hiện nay hoàn toàn không hợp lý. Nếu trông chờ vào 70% thịt heo thì nguy cơ rủi ro cao và không phù hợp với nhu sử dụng thực phẩm đa dạng".

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thực phẩm trông vào thịt heo thì rủi ro cao - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị lấy ý kiến Chiến lược chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 diễn ra sáng 15-9 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Bộ trường Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã nói như vậy khi phát biểu mở đầu tại hội nghị lấy ý kiến Chiến lược chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 diễn ra sáng 15-9. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Theo ông Cường, bằng nhiều chiến lược, chương trình phát triển, ngành chăn nuôi những năm qua đã có bước tiến rất ngoạn mục, đặc biệt chiến lược 2008-2020.

"Chúng ta có hệ sinh thái đầy đủ cho một ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại. Các ngành hàng lớn từng bước cơ cấu theo hướng hiện đại, như ngành sữa Việt Nam, năm 1995, Việt Nam tham gia ASEAN, chúng ta chưa biết gì về sữa thì hiện nay chúng ta hiện đại nhất', ông Cường nói.

Theo ông Cường, cấu trúc ngành đang đổi thay từng bước, đánh giá tốc độ chăn nuôi cả giai đoạn chiến lược "chưa bao giờ đạt 4-5%, thì đến năm 2018 đã được 6%, dẫn tới sức sản xuất bình quân hiện đạt 5 triệu tấn thịt, bình quân đầu người đạt 60kg thịt, 150 quả trứng, 12 lít sữa, chưa kể khối thủy sản, rau...".

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng giai đoạn vừa qua, ngành chăn nuôi vẫn còn tồn tại như tốc độ phát triển nhanh nhưng mất cân đối.

"Một rổ thực phẩm gì mà CPI suốt ngày lo lên giá, thịt heo chiếm 70% cơ cấu hiện nay hoàn toàn không hợp lý. Nhu cầu người dân từ 400 USD, bây giờ 3.000 USD thì nhu cầu rổ thực phẩm phải thay đổi. 70% rổ thực phẩm trông chờ vào thịt heo thì nguy cơ rủi ro cao và không phù hợp với nhu sử dụng thực phẩm đa dạng" - ông Cường nói

Bộ trưởng Cường cho rằng ba khâu quan trọng trong ngành chăn nuôi là sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì hiện mới chỉ làm được sản xuất, còn lại chế biến lõm bõm.

"40% đô thị, 30 triệu công nhân mà bây giờ vẫn còn những lò mổ thủ công loãi quãi mấy con heo đưa ra thị trường thì làm sao vươn ra thị trường được. Nhà máy chế biến hiện đại theo chuỗi ít, chế biến kèm. Tổ chức thị trường chợ nông thôn vẫn là chính, các điểm phân phối, thiết chế thương mại lớn, thực phẩm có vào những chưa chiếm vai trò chủ quát. Thực tiễn có tăng trưởng, nhưng cứ nhòe lên là lại giải cứu vì không liên kết theo chuỗi.

Một điểm nữa là chưa phát triển ngành chăn nuôi thành ngành chính. Ngành nông nghiệp xuất khẩu 40 tỉ USD, đi tới 102 nước mà soi kính hiểm vi không nhìn thấy chăn nuôi đâu" - ông Cường nhấn mạnh

Theo ông Cường, đây là tồn tại phải nhìn nhận lại, chính vì vậy, ngay từ 2019, kết thúc chiến lược 2008-2019, bộ đã báo cáo Thủ tướng, và phó thủ tướng xây dựng chiến lược chăn nuôi mới giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 để xác định lại vị thế ngành hàng chăn nuôi trên nền tảng nông nghiệp, xuất khẩu thứ 15 thế giới.

Bằng mọi giá, quý 4-2020 phải đủ nguồn cung thịt heo Bằng mọi giá, quý 4-2020 phải đủ nguồn cung thịt heo

TTO - Cục Chăn nuôi xác định, 6 tháng cuối năm phải tập trung mọi nguồn lực từ con giống, nguồn vốn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tái đàn. Bằng mọi giá, mục tiêu quý 4-2020 phải đủ sản lượng thịt heo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên