28/10/2016 13:01 GMT+7

"Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản" là hành vi gian dối

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - TAND tối cao vừa có công văn gửi TAND các cấp hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Theo đó, thời gian qua TAND tối cao nhận được ý kiến phản ảnh của một số tòa án hỏi về tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có được xem là quy định có lợi cho bị can, bị cáo hay không.

Lý do, theo BLHS năm 1999 thì bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là một trong những yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, BLHS 2015 lại không quy định tình tiết này là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo TAND tối cao, việc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là một dạng hành vi khách quan phản ánh ý thức của người phạm tội là gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, quá trình rà soát sửa đổi BLHS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền đã thống nhất bổ sung lại dấu hiệu này vào dự thảo luật để làm rõ hơn cấu thành tội phạm của tội danh trên.

Vì thế, TAND tối cao cho rằng dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản không được xem là quy định có lợi cho người phạm tội để áp dụng.

TÂM LỤA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên