09/08/2023 08:57 GMT+7

Bỏ thói quen ăn sữa chua sai để bảo vệ ruột già, phòng bệnh bằng cách nào?

Thói quen dùng sữa chua làm bữa phụ hay ăn khi nào muốn có thể làm mất tác dụng của sữa chua, thậm chí có nguy cơ gây hại. Ăn sữa chua như thế nào để giúp cơ thể tấn công lại vi khuẩn, phòng ung thư ruột già?

Bỏ thói quen ăn sữa chua sai để tốt cho sức khỏe -Ảnh minh họa

Bỏ thói quen ăn sữa chua sai để tốt cho sức khỏe -Ảnh minh họa

Nhiều người mắc sai lầm khi ăn sữa chua

Dược sĩ Trần Xuân Thuyết, nguyên cán bộ Công ty Dược phẩm trung ương 1, cho biết sữa chua là sản phẩm lên men có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cần phải biết cách ăn nếu không sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng.

Chẳng hạn, thói quen dùng sữa chua làm bữa phụ lúc 9-10h hoặc 16h chiều, hoặc dùng chống đói của nhiều người có yếu tố phản khoa học. Vì đây là thời điểm độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn vi khuẩn có ích trong sữa chua khiến tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua mất hoặc giảm rất nhiều giá trị.

Vì vậy, để tránh tác hại này, trước khi dùng sữa chua nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như ăn một quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc một quả dưa chuột, một vài cái bánh quy mặn... rồi uống một cốc nước nhỏ 50ml) sau đó mới dùng sữa chua.

Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên ăn thoải mái, người khỏe mạnh mỗi ngày cũng chỉ nên ăn 1-2 cốc là thích hợp nhất. 

Ăn nhiều rất dễ gây ra quá nhiều axit dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hóa, làm mất đi cảm giác thèm ăn, phá vỡ độ cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là những người thường ngày hay chướng bụng, có lượng axit dạ dày quá nhiều, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng thì lại càng không nên ăn.

Ăn sữa chua phải cách xa lúc uống kháng sinh tối thiểu 3 giờ, để tránh các vi khuẩn có ích trong sữa chua bị tiêu diệt.

Tương tự, bác sĩ cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103, cảnh báo có rất nhiều sai lầm người tiêu dùng thường mắc phải khi sử dụng sữa chua. Nhiều người cho rằng sữa chua phải chua, càng chua càng tốt. Có chua mới gọi là sữa chua. Nhưng điều đó là sai.

Độ chua đó là do có một chút ít axit lactic tạo ra. Nhưng axit phải chiếm tỉ lệ thấp so với tỉ lệ dinh dưỡng chung. Đồng thời, vi khuẩn chỉ được phát triển khống chế ở một giai đoạn và số lượng nhất định. 

Nếu sữa chua chua nhiều, ăn vào vi khuẩn phát triển quá mạnh sẽ thành nhóm vi khuẩn gây rối loạn hệ cân bằng, người ăn sẽ bị đi lỏng. Đồng thời, khi sữa chua quá chua, nó đã xâm nhập thêm một số vi khuẩn có hại khác gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, nếu ăn sữa chua nhiều lúc đói sẽ không giúp tiêu hóa thức ăn mà gây hại dạ dày.

Đặc biệt nguy hiểm khi cho rằng sữa chua có thể chữa rối loạn vi khuẩn ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa kém nên ăn khi bị tiêu chảy mà không biết trong trường hợp tiêu chảy, do nhu động ruột tăng quá cao nên tống đẩy dinh dưỡng ra ngoài. Ăn sữa chua lại tăng độ chua nên làm tăng nhu động ruột theo khiến đi lỏng nhiều, nguy hiểm cho tính mạng.

Ăn đúng để bảo vệ ruột, phòng chống bệnh tật

Dược sĩ Trần Xuân Thuyết cho biết sữa chua được lên men từ sữa động vật, ít khi từ sữa thực vật (đậu nành) phối hợp với các men chuyển hóa đường lactose. 

Công nghệ sản xuất sữa chua thường dùng 2 loại men lactic là Streptococus thermophylus và Lactobaccillus bulgaricus chuyển hóa đường lactose, giúp cho những người không dùng được sữa (do cơ thể không dung nạp đường lactose) tiêu hóa sữa được dễ dàng.

125g sữa chua tự nhiên cung cấp cho cơ thể: 79 kcal, 6,5g protein, 19g lipit, 8,8g gluxit, 106g nước, 2,5µg beeta - caroten, 17,5µg vitamin A, 13,7µg vitamin B9, 0,14µg vitamin B3, 0,27µg vitamin B2, 0,7µg vitamin B12, 1µg vitamin C, 228,7mg canxi, 21,2mg magiê, 180mg phospho, 292,8mg kali, 1,11mg kẽm, 0,016mg đồng, 7,5mg cholesterol.

Đặc biệt, sữa chua còn cung cấp cho người ăn các vi khuẩn sống, có ích cho đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa, chống béo phì.

Về cơ chế phòng chống ung thư ruột già, dược sĩ Thuyết phân tích, sữa chua tăng cường hệ miễn dịch, kích hoạt lá lách và tuyến ức, cơ quan quan trọng sản xuất các tế bào miễn dịch và nhất là các kháng thể tuần hoàn. Sữa chua giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Hơn nữa, trong sữa chua chứa các vi khuẩn có ích cho cơ thể và các men lactic vẫn còn hoạt tính khi đến ruột già và chúng có tác dụng như một kháng sinh, chất sát trùng. Các vi khuẩn đặc thù của sữa chua có khả năng ức chế các mầm bệnh bám vào màng ruột và gây tiêu chảy.

Chúng còn có khả năng tổng hợp bacteriocine, một kháng sinh tự nhiên bảo vệ ruột, chống lại các mầm bệnh nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng.

"Khi mua sữa chua phải xem hạn dùng còn dài mới mua (ngắn cũng phải còn 20 ngày). Về nhà phải cho ngay sữa chua đặc vào tủ lạnh (ngăn lạnh có nhiệt độ từ 5 - 6OC) để bảo quản.

Người bị viêm họng nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh để cho đỡ lạnh rồi mới ăn (tuyệt đối không được đun nóng sữa chua sẽ làm chết các vi khuẩn có trong sữa chua).

Người bị tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật, viêm tuyến tụy và thừa cân tốt nhất ăn sữa chua không đường, không nên ăn sữa chua có đường và chất béo khiến bệnh nặng thêm.

Sau khi ăn sữa chua cần súc miệng và đánh răng thật sạch, để tránh các vi khuẩn lactic trong sữa chua còn sót lại làm hỏng men răng" - dược sĩ Thuyết khuyên.

1 ngày 1 hũ sữa chua - điều gì tạo nên xu hướng này trong giới trẻ?1 ngày 1 hũ sữa chua - điều gì tạo nên xu hướng này trong giới trẻ?

Ăn sữa chua mỗi ngày và 'mix' cùng hoa quả hay các loại hạt, ngũ cốc… đang trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn là xu hướng diễn ra trên toàn thế giới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên