Tuy nhiên, đến nay đa số thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời đã bị người dân mang bán phế liệu với giá rẻ mạt.
Phóng to |
Thiết bị đun nấu bằng năng lượng mặt trời tại phường Hòa Quý bị mang bán đồng nát -Ảnh: Phan Chung |
Anh Nguyễn Văn Hưng, một người dân, chia sẻ thiết bị này chỉ được sử dụng khi trời nắng to, trong khi người dân trong vùng giải tỏa này đều rời khỏi nhà đi làm mướn từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà. “Khi sử dụng phải liên tục điều chỉnh để đón ánh nắng tạo nhiệt, không thể để bọn trẻ đứng giữa trời nắng cả tiếng để nấu nướng được” - anh Hưng chia sẻ. Còn ông Nguyễn Công Thuận - một người dân địa phương - cho biết: “Những năm trước, thiết bị này được người dân sử dụng cho việc nấu chín lúa làm thức ăn cho gia cầm. Bây giờ nhiều ruộng đất đã bị thu hồi làm dự án, người dân đi tứ xứ làm thuê làm mướn, vì vậy các thiết bị này coi như bỏ đi”.
Giữ lại thì không hữu ích mà còn chật chỗ, nên nhiều người đã mang các thiết bị này đem bán phế liệu. Chị Nguyễn Thị Nga, một người thu mua phế liệu tại đây, cho biết từ năm 2010 đến nay chị đã mua của người dân gần 70 thiết bị nấu nước bằng năng lượng mặt trời với giá 100.000-120.000 đồng/cái. Giờ đây đi dọc khối phố Bình Kỳ 2, số lượng sản phẩm một thời được ứng dụng với mục đích tiết kiệm, thân thiện môi trường đã không còn bao nhiêu.
Theo ông Huỳnh Văn Ngộ - phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ TP Đà Nẵng, đây là dự án được Tổ chức Phục vụ năng lượng mặt trời (Solar Serve) tài trợ, TP Đà Nẵng chỉ hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện. Tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động, dự án chỉ hiệu quả một thời gian do điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực phường Hòa Quý thay đổi. Cụ thể hiện nay đất đai ở vùng này giải tỏa, người dân vào sống trong các khu tái định cư nên khó có diện tích để đặt thiết bị hứng ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, đất đai bị thu hồi, người dân không còn chăn nuôi nên không có nhu cầu nấu thức ăn cho gia súc, vì vậy họ dần không sử dụng thiết bị này nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận