Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có điểm 10 nhiều nhất. Nếu như năm 2016, điểm 10 tập trung ở một số môn và vài địa phương thì năm nay điểm 10 phủ tất cả các môn và địa phương.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, cả nước có tổng cộng 69 điểm 10. Trong đó toán có 8 điểm 10, vật lý 12 điểm 10, hóa 15 điểm 10, lịch sử 5 điểm 10, địa lý 9 điểm 10, ngoại ngữ 15 điểm 10 và sinh học 5 điểm 10. Trong khi đó, thống kê từ 62 cụm thi năm 2017 cho thấy số điểm 10 đã vượt qua con số 4150.
Thống kê số lượng điểm 10 của 62 cụm thi:
Tổng cộng điểm 10 |
4153 |
|
TT |
Tỉnh, thành |
Số lượng điểm 10 |
1 |
Hà nội |
621 |
2 |
TP.HCM |
453 |
3 |
Nghệ An |
207 |
4 |
Thanh Hóa |
199 |
5 |
Vĩnh Phúc |
139 |
6 |
Hải Dương |
131 |
7 |
Nam Định |
128 |
8 |
Thái Bình |
128 |
9 |
Hà Tĩnh |
121 |
10 |
Hải Phòng |
121 |
11 |
Bắc Ninh |
103 |
12 |
Hưng Yên |
89 |
13 |
Đà Nẵng |
82 |
14 |
Bắc Giang |
79 |
15 |
Thừa thiên Huế |
72 |
16 |
Đắk Lắk |
71 |
17 |
Bình Định |
70 |
18 |
Đồng Nai |
68 |
19 |
Ninh Bình |
66 |
20 |
Phú Thọ |
62 |
21 |
Quảng Nam |
62 |
22 |
Gia Lai |
59 |
23 |
Cần Thơ |
52 |
24 |
Tiền Giang |
50 |
25 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
49 |
26 |
Bình Phước |
49 |
27 |
Vinh Long |
47 |
28 |
Khánh Hòa |
46 |
29 |
Quảng Ngãi |
46 |
30 |
Thái Nguyên |
45 |
31 |
Bến Tre |
41 |
32 |
Hà Nam |
41 |
33 |
An Giang |
38 |
34 |
Lâm Đồng |
36 |
35 |
Quảng Trị |
36 |
36 |
Quảng Bình |
35 |
37 |
Bình Thuận |
32 |
38 |
Hòa Bình |
28 |
39 |
Đồng Tháp |
27 |
40 |
Bình Dương |
26 |
41 |
Quảng Ninh |
24 |
42 |
Long An |
23 |
43 |
Ninh Thuận |
21 |
44 |
Sóc Trăng |
19 |
45 |
Kiên Giang |
18 |
46 |
Kon Tum |
17 |
47 |
Bạc Liêu |
16 |
48 |
Trà Vinh |
16 |
49 |
Tuyên Quang |
15 |
50 |
Yên Bái |
15 |
51 |
Cà Mau |
15 |
52 |
Lạng Sơn |
14 |
53 |
Tây Ninh |
14 |
54 |
Hậu Giang |
13 |
55 |
Lào Cai |
12 |
56 |
Sơn La |
12 |
57 |
Đắk Nông |
9 |
58 |
Bắc Kạn |
7 |
59 |
Hà Giang |
7 |
60 |
Cao Bằng |
5 |
61 |
Điện Biên |
5 |
62 |
Lai Châu |
1 |
Nhiều người đặt câu hỏi vì sao có sử bùng nổ điểm 10 này? Phải chăng vì đề thi không đủ “tầm” để phân loại học sinh phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH?
Giải thích về hiện tượng “mưa điểm 10”, chiều 6-7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga giải thích “Trước đây khi đề thi xây dựng theo phương thức cũ, các câu hỏi phân hóa cao để có thể đạt điểm tối đa rất khó và chỉ tập trung vào 1 nội dung của chương, phần nào đó trong chương trình. Nhưng năm nay, lần đầu tiên đề thi được xây dựng theo hướng chuẩn hóa.
Cùng một mức độ vận dụng cao, có các câu hỏi khác nhau, ở nội dung khác nhau trong chương trình. Vì thế, cùng một độ khó, có thế thí sinh không làm được câu này nhưng sẽ làm được câu kia. Tỷ lệ thí sinh hoàn thành bài thi với mức điểm tối đa sẽ tăng lên.
“Với đề thi tự luận, điểm 10 nhiều như vậy sẽ là bất thường, nhưng ở đề thi trắc nghiệm theo phương thức chuẩn hóa thì tôi không cho rằng đó là bất thường”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ga cũng cho rằng để đánh giá chính xác thì phải chờ Bộ GD-ĐT phân tích và công bố phổ điểm tổng hợp của các bài thi, môn thi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận