Một phiên thảo luận tại diễn đàn Horasis 2017 tại Ấn Độ - Ảnh: TUẤN DUY
ICF cho biết việc đánh giá, xếp hạng các thành phố được xem xét trên nhiều tiêu chí, bao gồm cả các chỉ số định lượng và định tính. Việc đánh giá chiến lược xây dựng thành phố thông minh của các thành phố do nhóm các chuyên gia của ICF thực hiện khách quan, trong đó có tính tới sự so sánh quốc tế, khả năng cạnh tranh của cộng đồng về kinh tế, xã hội và văn hóa của các thành phố.
Hạ tầng phát triển
Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một bên mô hình ý tưởng xây dựng vườn rau sạch - Ảnh: TUẤN DUY
Để được vào danh sách tiêu biểu của ICF, Bình Dương phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe. Tiêu biểu như về tiêu chí internet băng thông rộng được ICF đánh giá có tầm quan trọng đến phát triển kinh tế như nước sạch và giao thông, thì Bình Dương hiện đã xây dựng được hệ thống cáp quang internet rộng khắp, tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều sử dụng cáp quang, đã bỏ sử dụng cáp đồng. Ngoài ra, ICF cũng đánh giá các tiêu chí như: lực lượng lao động tri thức, tính đổi mới, sự bình đẳng khi tiếp cận công nghệ số... để đánh giá xếp hạng các thành phố.
Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới có trụ sở tại New York, Mỹ; là một mạng lưới toàn cầu kết nối hơn 180 thành phố đến từ khắp các châu lục trên thế giới. Việc Bình Dương được xếp hạng và chính thức trở thành thành viên của cộng đồng thông minh thế giới, trong đó có nhiều thành viên là các thành phố rất phát triển sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư hơn nữa cho tỉnh này.
Gắn kết giữa "3 nhà"
Về chiến lược phát triển "thành phố thông minh" của Bình Dương đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đề cập rất nghiêm túc. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt đề án xây dựng "thành phố thông minh", trong đó dựa trên trụ cột chính là mối liên kết giữa "3 nhà" gồm: Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp.
Đây là mô hình được Bình Dương học hỏi, nghiên cứu thực hiện dựa trên mô hình "3 nhà" của thành phố Eindhoven, Hà Lan. Đề án "thành phố thông minh" của Bình Dương được sự tham gia chủ động, tích cực của cả doanh nghiệp, trường đại học. Trong đó, Tổng công ty Becamex IDC tiếp tục đóng góp vai trò "đầu tàu" trong thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng cho tỉnh. Các trường đại học, trong đó tiêu biểu là Đại học Quốc tế Miền Đông đã phát huy vai trò không chỉ là nơi đào tạo mà còn đóng góp vào chính sách phát triển, quảng bá hình ảnh đầu tư của tỉnh. Hiếm có nơi nào một đề án phát triển được phát huy vai trò của nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp cùng trong một đề án, có sự bình đẳng như nhau như tại Bình Dương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận