14/03/2005 22:15 GMT+7

"Bí mật" của Bộ Y tế

Theo Phụ Nữ TP.HCM 
Theo Phụ Nữ TP.HCM 

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công An, cuối cùng cũng đã kết luận vụ án và yêu cầu truy tố phóng viên báo Tuổi Trẻ TP.HCM trước tòa, với tội danh "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

u1rhkKJP.jpgPhóng to
PV Lan Anh
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công An, cuối cùng cũng đã kết luận vụ án và yêu cầu truy tố phóng viên báo Tuổi Trẻ TP.HCM trước tòa, với tội danh "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Từ khi vụ án bị khởi tố, đã có nhiều người lên tiếng, phân tích và dù nhân danh bất cứ lợi ích nào, cũng chưa thể chấp nhận các lý lẽ căn bản để một vụ án như vậy được tượng hình.

Một công ty "đầu nậu" thuốc tây ngoại nhập, khống chế hoàn toàn giá thuốc trị bệnh, gây ảnh hưởng nặng nề trong xã hội bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tới an nguy của cả cộng đồng, đã bị công luận đưa ra và sẽ phải bị xử lý về mặt pháp luật. Bộ chủ quản sau khi xem xét cẩn trọng đã đi tới quyết định cho thanh tra toàn diện công ty này.

Chủ trương của lãnh đạo Bộ đã được công bố tại một cuộc họp báo. Các nhà báo chuyên viên y tế đã phản ánh điều đó, nghĩa là hưởng ứng thái độ kiên quyết của Bộ Y tế và chính phủ trước nạn tiêu cực, tham nhũng; thái độ đó được các nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ tuyên bố trước Quốc Hội và trước cử tri cả nước nhiều lần, nhiều cấp độ.

Vì vậy, trước hết, việc đưa thông tin này lên mặt báo - một thông tin không bị sai lệch và rất hợp lòng dân.

Theo luật sư Trần Văn Tạo, người đã trải qua nhiều năm công tác ở cương vị cao trong ngành công an, từng là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP.HCM, người vừa nhận bào chữa vụ này, thì việc truy tố không chỉ là vấn đề của riêng một tờ báo, mà sẽ ảnh hưởng tới tác nghiệp của giới báo chí nói chung.

Phản ánh các vụ việc tiêu cực là một mảng lớn trong sứ mạng của đội ngũ cầm bút, được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, và vì vậy tác nghiệp của anh em phải được pháp luật bảo vệ.

LS Huỳnh Quí: sẽ làm hết sức mình để bào chữa cho Lan Anh

SyZWDOBf.jpgPhóng to
Luật sư Huỳnh Quí
Sau khi cơ quan điều tra Bộ Công an ký Kết luận điều tra đề nghị VKSND Tối cao truy tố PV Lan Anh (báo Tuổi Trẻ) và nhân viên Nguyễn Mạnh Cường (văn phòng Bộ Y tế) về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" LS Trần Văn Tạo và LS Huỳnh Quí (văn phòng Luật sư J&J, Q.3, TP.HCM) đã nhận lời bào chữa cho phóng viên Lan Anh.

LS Huỳnh Quí cho biết "kết luận điều tra chưa nói lên được gì về tính pháp lý một người có hay khônng có tội, vì nó còn phải qua một quá trình xem xét, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa. Tuy nhiên, theo tôi, kết luận điều tra không đưa ra được chứng cứ trực tiếp, mà chỉ căn cứ vào chứng cứ gián tiếp để khởi tố Lan Anh.

Đó là: lời khai của Đỗ Trung Hiếu (PV báo Nhân Dân) và Đặng Thị Thanh Tâm (PV báo Lao Động) rằng, họ đã được Lan Anh cung cấp bản photo của công văn 3497 của Bộ Y tế "về việc đề nghị thanh tra toàn diện công ty Zuellig Pharma" (có đóng dấu mật). Đồng thời, cơ quan điều tra đã giám định hai bản photo thu được của PV Trung Hiếu và Thanh Tâm, và kết luận rằng nó được photo lại nhiều lần từ bản sao có nguồn gốc là công văn 3497 lưu tại Bộ Y tế.

Trong khi đó, Lan Anh khai không được người nào cung cấp bản sao công văn 3497 và bài báo "đề nghị thanh tra toàn diện công ty Zuellig Pharma" mà cô viết trên Tuổi Trẻ là dựa vào phát ngôn công khai của đại diện Bộ Y tế tại cuộc họp báo ngày 28-4-2004 và chiều 19-5-1004. Lan Anh chỉ nghe thông tin Bộ Y tế có ký một công văn như vậy. Tôi đã đọc nhiều bài của Lan Anh, nếu giả dụ Lan Anh có hành vi như kết luận điều tra, tôi tin rằng cô không có động cơ mưu lợi cá nhân, tôi và LS Tạo sẽ làm hết sức mình để bào chữa cho Lan Anh".

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà báo và tờ báo bị khởi tố liên quan tới bí mật nhà nước (phần lớn các vụ khởi tố đều là các tin bài liên quan tới tiêu cực, tham nhũng). Cho nên các cơ quan bảo vệ pháp luật, và xa hơn, các cơ quan soạn thảo pháp luật cần cân nhắc thận trọng các điều luật khi thông qua cũng như khi áp dụng, để nó không trở thành công cụ kiềm hãm quyết tâm chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân.

Đưa tin về chủ trương của lãnh đạo Bộ Y tế thanh tra một đơn vị tiêu cực trong ngành dược, phóng viên bị khởi tố vì xâm phạm tới "bí mật" của Bộ Y tế, chỉ có hai cách để hiểu logic của điều "bí mật" ấy.

Một là, trong lãnh đạo Bộ còn chưa thống nhất trong cách xử lý.

Hai là, còn gì đó đằng sau quan hệ giữa một số cán bộ Bộ Y tế với công ty "đầu nậu"?

Trong cả hai trường hợp, khởi tố hành vi tác nghiệp của báo chí có thể hiểu là một kiểu thức "bao che" cho tiêu cực trước công luận, cho dù về kỹ thuật chấp pháp, cơ quan điều tra có thể tìm ra nhiều lý lẽ chi li để cột hành vi này vào một điều khoản nào đó của tội hình sự; bởi vì kể cả trong trường hợp đó, cơ quan điều tra và cơ quan yêu cầu điều tra cũng chưa minh chứng rõ động cơ của cuộc điều tra.

Nhân đây, xin nhắc lại một vụ án được khởi tố cách đây vài năm, cũng là một vụ liên quan tới bí mật Nhà nước. Báo đăng tin:sau khi có kết luận thanh tra, Thủ tướng đồng ý chuyển sang cơ quan điều tra làm rõ hành vi của một tên lừa đảo nhiều ngân hàng ở Hà Nội. Tờ báo lập tức bị khởi tố cũng vì xâm phạm tới "bí mật" của các văn bản tại Văn phòng chính phủ. Còn tên lừa đảo dính líu tới nhiều quan chức thành phố Hà Nội thời ấy thì cho tới nay chẳng biết có bị xử lý hình sự theo yêu cầu của Thủ tướng không?!

Ai bảo vệ pháp luật, bảo vệ thể chế trong trường hợp này?

Theo Phụ Nữ TP.HCM 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên