Tôi nói: là đi đường. Bác ấy hỏi tiếp: sao không nói đi đường cho dễ hiểu mà lại nói tham gia giao thông?
Câu hỏi này làm tôi suy nghĩ và trao đổi ý kiến với một số bạn sành chữ nghĩa. Chúng tôi cố gắng tìm nhưng không thấy có trường hợp nào thay cụm từ "tham gia giao thông" bằng từ "đi đường" mà nghĩa bị đổi khác, từ đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy đến lái tàu, xe và đi trên tàu, xe, cả đường bộ, đường thủy, đường sắt. Chúng tôi tra từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) thì ở mục từ "giao thông" và "tham gia" đều không thấy cụm từ "tham gia giao thông", kể cả trong các ví dụ dẫn giải. Còn ở mục giải thích từ "đường" thì có một số ví dụ nói tới "đi đường".
Chúng tôi thấy cách dùng từ như nói trên mới xuất hiện trong ít năm gần đây. Lúc đầu văn bản nhà nước dùng trước, sau đó báo chí cũng quen dùng nhưng dường như khó thâm nhập vào dân gian. Thật vậy, mọi người thường dặn nhau: đi đường phải cẩn thận chứ không ai nói tham gia giao thông phải cẩn thận. Gặp một người từ xa đến bằng máy bay ta có thể hỏi "đi đường" thế nào, chứ không ai nói "tham gia giao thông" thế nào.
Bệnh hay nói chữ ngày nay không chỉ ở chỗ sính dùng từ gốc Hán mà còn chen tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh khi nói và viết tiếng Việt (có thể gọi là dùng tiếng lai).
Đây là trách nhiệm không của riêng ai. Trước hết, mong các nhà ngôn ngữ học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo lên tiếng, đánh giá và phân tích rõ thực trạng đang làm vẩn đục tiếng Việt, đề ra biện pháp thiết thực để tiếng Việt khôi phục được sự trong sáng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận