25/06/2020 18:06 GMT+7

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ

NGỌC ẨN
NGỌC ẨN

TTO - Trụ sở Hỏa xa 136 Hàm Nghi, quận 1 đối diện chợ Bến Thành là di tích cần được bảo tồn bên trong vẫn tráng lệ và chắc chắn, Trong khi đó, ngành đường sắt dự định phá bỏ, xây cao ốc văn phòng.

Trụ sở Hỏa xa đang được xếp hạng di tích - Video: Văn Bình

Trụ sở Hỏa xa tại số 136 Hàm Nghi, quận 1 - TP.HCM là 1 trong 23 công trình kiến trúc nghệ thuật ở quận 1 được UBND TP.HCM đưa vào danh mục di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2020. Cùng xếp hạng trong danh mục di tích là Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND TP...

Điều này cho thấy di tích trụ sở Hỏa xa có tầm vóc quan trọng gắn bó hàng trăm năm với lịch sử hình ảnh đô thị Sài Gòn xưa và TP.HCM nay.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 2.

Từ cổng chợ Bến Thành nhìn phía trước trụ sở Hỏa xa 136 Hàm Nghi, quận 1 - Ảnh Văn Bình

Trụ sở Hỏa xa có diện tích 2.769m2 nằm ngay giao lộ đường Hàm Nghi - Huỳnh Thúc Kháng và đối diện với chợ Bến Thành. Trước đây là tòa nhà Bureau du Chemin de Fer của Công ty hỏa xa Đông Dương, được khánh thành vào năm 1914 cùng thời điểm với chợ Bến Thành.

Tòa nhà trụ sở này gồm một tầng trệt và hai tầng lầu mái ngói đỏ. Bờ tường tòa nhà được quét vôi màu vàng nhạt mang đậm dấu ấn màu sắc của phần lớn các tòa nhà được xây dựng trong thời Pháp thuộc ở TP như trụ sở UBND TP.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 3.

Trụ sở Hỏa xa được xây dựng năm 1914 còn đậm đường nét kiến trúc độc đáo đầu thế kỷ 20 - Ảnh: VĂN BÌNH

Từ chân tường lên đến nóc tòa nhà được kiến trúc sư thiết kế tỉ mỉ những khe rãnh nhỏ chạy dọc theo chiều dài tòa nhà, tạo nên những góc cạnh kiến trúc mỹ thuật xây dựng trong thời kỳ đầu thế kỷ 20.

Từ tầng trệt đến tầng 2 của tòa nhà là những ô cửa sổ với những song sắt tròn chạy dọc từ trên xuống và bên trong là những cánh cửa gỗ kiểu lá sách.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 4.

Hành lang bên trong các tầng lầu vẫn giữ nguyên những cánh cửa sổ lá sách 106 năm tuổi - Ảnh: VĂN BÌNH

Từ cổng chính bước vào bên trong tòa nhà mới thấy ý nghĩa của những cảnh cửa sổ lá sách bằng gỗ được mở ra đã đem ánh sáng và không khí tự nhiên tràn ngập trong hành lang.

Tuy nhiên, nền gạch bông (loại gạch 20 x 20cm) đã được thay thế bằng gạch mới. Một số cửa phòng làm việc vẫn còn giữ nguyên cửa gỗ lá sách, nhưng một số cửa phòng đã được thay thế bằng cửa kính vì trong phòng lắp máy lạnh.

Cầu thang lên các tầng lầu rộng rãi và còn nguyên thủy những chi tiết hoa văn ở lan can cầu. Đặc biệt là trên tầng lầu 2 tầng lầu cuối cùng còn bố trí ô thông gió để tạo không gian thoáng mát cho khách bước đến tầng cao nhất của tòa nhà.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 5.

Lan can cầu thang được thiết kế rộng rãi cho người lên xuống các tầng lầu - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 6.

Vẫn còn nguyên vẹn các chi tiết mỹ thuật lan can cầu thang hài hòa với kiến trúc tòa nhà - Ảnh: VĂN BÌNH

Hiện nay trụ sở Hỏa xa do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý trong đó bố trí chỗ làm việc cho Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, phòng điều hành vận tải đường sắt Sài Gòn, phân ban quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3, Ban quản lý đường sắt khu vực 3.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết nếu giao trụ sở này về TP quản lý sẽ phá vỡ kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Bởi vì trước đó ngành đường sắt đã có kế hoạch hợp tác đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng tại đây.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 7.

Cửa sổ mặt tiền tòa nhà đem ánh sáng tự nhiên tỏa vào hành lang trước các phòng làm việc - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 8.

Cửa sổ kiểu lá sách được làm bằng gỗ dầu vẫn giữa được đường nét nguyên thủy của công trình - Ảnh: VĂN BÌNH

UBND TP.HCM cho rằng trụ sở Hỏa xa này cần được bảo tồn, kết hợp bố trí chức năng phù hợp quy hoạch, lưu giữ và phát huy những giá trị lịch sử và kiến trúc của công trình.

Bởi vì tòa nhà trụ sở Hỏa xa nằm bên cạnh nhà ga metro ngầm Bến Thành trở thành điểm nhấn kiến trúc của trung tâm TP; là nơi lưu giữ, trưng bày các kỷ vật của ngành đường sắt nói chung, đường sắt đô thị TP nói riêng.

Một cán bộ Ban quản lý đường sắt đô thị cho biết nhà ga metro trung tâm Bến Thành được xây dựng dưới lòng đất trước chợ Bến Thành nên mọi người khó nhận ra nhà ga ở đâu. Vì vậy, việc sử dụng tòa nhà trụ sở Hỏa xa là điểm nhấn để hành khách đến ga Bến Thành vừa rất thuận tiện cho người đi metro và giữ được di tích đặc biệt này.

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 9.

Không chỉ có cầu thang chính, tòa nhà còn bố trí cầu thang phụ để ra phía sau trụ sở Hỏa xa - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 10.

Mái trần các tầng lầu vẫn giữ nét kiến trúc xưa và còn rất chắc chắn - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 11.

Từ cửa sổ lầu 2 của tòa nhà nhìn ra chợ Bến Thành và phía trước là công trình xây dựng nhà ga ngầm Bến Thành - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 12.

Phía sau tòa trụ sở Hỏa xa chính là khu vực để xe và có thêm một tòa nhà phụ kết nối với tòa nhà chính bằng hành lang cầu tháng đi lại ở tầng lầu 1 - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 13.

Tòa nhà trụ sở Hỏa xa được thiết kế những đường nét kiến trúc rất tỉ mỉ từ chân tường lên đến nóc tòa nhà - Ảnh: VĂN BÌNH

Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 14.

Từng ô cửa sổ ở mặt trước tòa nhà được thiết kế hài hòa để ảnh sáng tự nhiên đến các phòng làm việc - Ảnh: VĂN BÌNH

Trụ sở hỏa xa cần được bảo tồn Trụ sở hỏa xa cần được bảo tồn

TTO - Trong khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nêu nhiều lý do không thể chuyển giao tòa nhà Trụ sở hỏa xa ở số 136 đường Hàm Nghi (quận 1) cho UBND TP.HCM (Tuổi Trẻ ngày 22-6), các nhà chuyên môn có chung ý kiến muốn giữ lại tòa nhà này để bảo tồn.

NGỌC ẨN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên