Lũ, lốc quét qua, xóm làng nát tan như sau trận bom cànNước lũ chạm mái nhà, dân Hà Tĩnh than đói rét
Phóng to |
Lũ đi, bùn đóng dày đặc trong nhà nên mấy cha con ông Hoàng Khai, ở thôn Thanh Sen 1 phải cào bùn ra ngoài - Ảnh: Quốc Nam |
Vẫn chưa hết mệt sau một ngày ngược xuôi cứu trợ cho dân, ông Lê Văn Hiền, bí thư Đảng ủy xã Phúc Trạch, thảng thốt: “Lũ lần này có hai kỷ lục. Một là lũ ngập sâu kỷ lục, vượt đỉnh lũ năm 2010 gần 1m. Hai là lũ nhanh kỷ lục. Trong khoảng 2 tiếng đã lên hơn 2m. Chạy không kịp”.
Đúng như lời ông Hiền, khu vực Bàu Sen nằm dưới chân dãy núi đá vôi kéo dài tới động Thiên Đường như một máng nước. Mưa từ đầu nguồn có bao nhiêu nước đều đổ về máng nước này. Lũ đi qua, cả vùng này nhuốm một màu vàng đặc quánh của bùn lầy. Nhà cửa xiêu vẹo, cây cối nghiêng ngả, người dân ai nấy đều phờ phạc vì thức suốt đêm chạy lũ.
Ông Hoàng Khai, ở thôn Thanh Sen 1, kể: “Nước vô lúc hơn 4g sáng. Cả nhà tui đã chuẩn bị sẵn tư thế dọn đồ lên cao theo con nước. Nhưng không ngờ nước lên nhanh quá. Chỉ trong chưa đầy chục phút là lên cả mét nước. Cứ tưởng tượng như có ai đó múc nước đổ vào nhà mình vậy. Cả nhà đành bỏ của chạy lấy người”.
Khi chúng tôi đến, mấy cha con ông đang xúc bùn ra khỏi sân. Bùn đóng thành lớp dày khoảng 30cm đặc quánh. Mấy cha con hì hục cả buổi sáng nhưng không xuể. Chiếc sập đựng lạc để trong nhà dưới không kịp kê lên bị lũ ngâm một đêm. Lạc ướt nhẹp, trộn lẫn bùn. Ông Khai dùng tay vốc từng vốc lạc lên mà muốn khóc: “Làm cả mùa được chừng này. Giờ trôi theo lũ hết”.
Bà Phan Thị Hoàn, 73 tuổi, ở thôn Thanh Sen 3, chẳng khá hơn là bao. Bà ở một mình trong ngôi nhà cạnh nhà con trai khi lũ ập về. Chỉ sau một tiếng toàn bộ căn nhà bà đã đổ sập. Tôn lợp bị nước lùa đi tứ phía. Ngồi trong nhà con nhìn ra xót ruột nhưng bà chẳng biết làm gì hơn. Lũ qua, cơm gạo cả xóm ướt hết. Xã cứu trợ cho 10 gói mì. Vậy là hai hôm nay bà cùng gia đình con trai ăn tạm qua bữa.
Mực nước ở vùng Bàu Sen ngập vào nhà hơn 3m. Toàn bộ giếng nước đều bị bùn trộn đục ngầu. Suốt từ khi lũ rút đến chiều 17-10, nhiều gia đình ở Bàu Sen phải chắt chiu từng giọt nước lọc do chính quyền xã phát. Nhà cửa, áo quần đều phải dùng nước bùn để lau giặt. Trong khi đó chính quyền xã chỉ có thể cứu trợ từng chai nước lọc nhỏ cho bà con. “Ít nhất phải cả tuần nữa nguồn nước giếng mới dùng lại được. Trong khi nước cứu trợ cũng chỉ đủ uống. Những sinh hoạt khác buộc phải dùng nước bùn qua ngày thôi”, chị Hương, ở thôn Thanh Sen 1, nói.
Theo thống kê từ UBND xã Phúc Trạch, toàn xã có gần 2.000 ngôi nhà bị ngập trong cơn lũ lịch sử vừa qua, trong đó có 750 nhà bị ngập tới nóc. Nhiều nhà sập tường. Thiệt hại tài sản toàn xã lên đến vài chục tỉ đồng. Trong đó có một người chết tại thôn Thanh Sen 2, đó là trường hợp cháu Nguyễn Hà Linh (7 tuổi), con ông Nguyễn Long, 30 tuổi. Cháu Linh cùng em trai đang ngồi tránh lũ trên trần nhà thì bất ngờ bị chiếc tủ gỗ sập xuống đè chết. Em trai cháu Linh là Nguyễn Gia Bảo, 4 tuổi, bị thương nặng phải đi cấp cứu.
Hai cha con anh Trần Văn Hải ở thôn Thanh Sen 1 lội bùn vào nhà sáng 17-10 - Ảnh: Quốc Nam |
Lũ ngâm một đêm khiến nông sản của bà con nông dân xã Phúc Trạch đều bị ướt và hư hỏng - Ảnh: Quốc Nam |
Nhà bà Phan Thị Hoàn, 73 tuổi, ở thôn Thanh Sen 3 bị lũ cuốn sập hoàn toàn - Ảnh: Quốc Nam |
Cháu Nguyễn Gia Bảo, 4 tuổi, cùng chị gái Nguyễn Hà Linh (ở thôn Thanh Sen 2, xã Phúc Trạch) bị tủ đè. May mắn cháu Bảo chỉ bị thương, còn cháu Linh thiệt mạng - Ảnh: Quốc Nam |
Chính quyền xã Phúc Trạch trợ cấp khẩn mì gói và nước uống cho bà con vùng Bàu Sen trong sáng 17-10 - Ảnh: Quốc Nam |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Lũ quét, lũ lớn cô lập Hà TĩnhPhóng sự ảnh miền Trung oằn mình trong bão, lụtQuảng Bình: Quốc lộ 12 bị chia cắt nhiều đoạnBão số 11 rất mạnh, diễn biến phức tạp Bão số 11 mở hai cửa biển mới ở Thừa Thiên Huế Cơn bão số 11 lại gây sự cố lưới điện 500KVBão số 11: người trồng cao su lại thiệt hại nặng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận