23/11/2011 18:02 GMT+7

Bắt được tín hiệu từ tàu Phobos-Grunt bị mất tích

MINH ANH - Vietnam+
MINH ANH - Vietnam+

TTO - Ngày 23-11, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết một trạm quan sát của cơ quan này đặt tại miền Tây Úc đã bắt được liên lạc với Trạm liên hành tinh tự động Phobos-Grunt của Nga bị mất tích sau khi được phóng lên vũ trụ ngày 8-11.

Tàu vũ trụ của Nga đang lao về Trái đấtNga nỗ lực "cứu" tàu thăm dò sao Hỏa

7E783izT.jpgPhóng to
Tàu Phobos-Ground hiện đang bị kẹt ở quỹ đạo Trái đất - Ảnh: news.discovery.com

Thông báo trên trang web của ESA nêu rõ các đội quan sát của cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với các kỹ sư Nga để tìm cách duy trì liên lạc hiệu quả nhất với Phobos-Grunt.

Thông tin về tàu thăm dò này đang liên tục được cập nhật.

Trước đó, các quan chức Nga ngày 22-11 xác nhận cơ hội điều chỉnh tàu thăm dò sao Hỏa Phobos-Ground đi vào quỹ đạo đã định gần như bằng không. Điều này cũng có nghĩa họ đã mất con tàu này.

Tàu Phobos-Ground không người lái trị giá 170 triệu USD được phóng vào ngày 10-11 (giờ VN), nhưng động cơ của nó không hoạt động nên không thể bay lên sao Hỏa mà bị kẹt lại quỹ đạo Trái đất.

Các kỹ sư Nga sau đó đã cố tìm cách thu thập dữ liệu từ con tàu khi nó bay ngang qua nước Nga nhưng không cách nào thiết lập được liên lạc với nó.

Một trang web theo dõi vệ tinh cho biết tàu Phobos-Ground đã bay qua Bắc Mỹ vào sáng 22-11 giờ Matxcơva.

“Chúng tôi đã không thể liên lạc với Phobos-Ground suốt một thời gian dài… cơ hội để hoàn thành sứ mạng đưa nó lên sao Hỏa rất mong manh” - Vitaly Davydov, phó giám đốc Cơ quan không gian Nga (Roscosmos), thừa nhận, Hãng tin Interfax trích đăng.

Ông cũng nói Phobos-Ground có thể rơi xuống Trái đất trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12-2011 tới cuối tháng 2-2012. Dù chưa rõ vị trí Phobos-Ground rơi, ông Davydov vẫn khẳng định nguy cơ nó rơi trúng ai đó trên mặt đất gần như bằng không.

AP cho biết thất bại này có thể khiến Nga thay đổi mục tiêu ưu tiên trong nghiên cứu vũ trụ. Theo ông Davydov, Roscosmos có thể tập trung nghiên cứu Mặt trăng thay vì sao Hỏa.

MINH ANH - Vietnam+
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên