Mật độ xây dựng của Đà Nẵng tăng đáng kể trong những năm gần đây
Theo thống kế 6 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 4,3 triệu lượt, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc đưa vào khai thác thêm 6 đường bay nội địa và 1 đường bay quốc tế mới (Đà Nẵng - Chiềng Mai) đã góp phần thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch tại đây.
Cùng với đó, việc chọn đối tác Singapore lập quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, TP Đà Nẵng sẽ trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á.
Hai mũi quy hoạch phát triển đô thị được xác định là phía Đông Nam và Tây Bắc thành phố.
Sự phát triển về phía Nam để kết nối đô thị Điện Bàn (Quảng Nam) phát triển về hướng Tây và Tây Bắc hình thành đô thị vệ tinh, các khu sản xuất tập trung với các dự án đầu tư động lực để phát triển kinh tế.
TP Đà Nẵng hiện nay thu hút các dự án có mức đầu tư lớn:
- Dự án sản xuất kinh kiện hàng không vũ trụ Sunshine, có vốn đầu tư 170 triệu USD của Công ty Universal Alloy Corporation Asia Pte.LTD - UAC, Hoa Kỳ.
- Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, vốn đầu tư 50 triệu USD, tại Lô X10 - đường 10B ND, Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng, diện tích 12.332m2 của Tập đoàn Key Tronic EMS, Hoa Kỳ.
- Dự án mở rộng khu du lịch Xuân Thiều, vốn đầu tư 100 triệu USD của Công ty Mykazuki, Nhật Bản…
Nguồn lực đầu tư lớn, kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội đã kéo theo một lượng lớn người dân các địa phương đến Đà Nẵng sinh sống, lập nghiệp. Do đó, nhu cầu mua đất, mua căn hộ là tất yếu.
Dự báo trong thời gian tới, việc sở hữu bất động sản tại Đà Nẵng sẽ khó khăn hơn khi dự báo đến năm 2020, dân số Đà Nẵng có 1,6 triệu người và đến năm 2030 là khoảng 2,5 triệu người, trong đó dân số chính thức đô thị khoảng 2,3 triệu người.
Một số dự án xây dựng được hệ thống phân phối, tiếp thị ổn định và đã có tên tuổi trên thị trường, tình hình hoạt động vẫn rất khả quan
Theo báo cáo thị trường mới nhất của CBRE, trong 6 tháng đầu năm 2019, nguồn cung thị trường khách sạn 4-5 sao tại Đà Nẵng tăng thêm 5 khách sạn 4 sao, tổng cộng 548 phòng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018.
Tương tự, thị trường căn hộ condotel chào đón thêm hơn 1.000 căn ở phân khúc cao cấp từ dự án Wyndham Soleil Đà Nẵng, nâng tổng số nguồn cung tích lũy lên hơn 9.000 căn, thấp hơn nhiều so với giai đoạn thị trường bùng nổ (năm 2016). Điều đó cho thấy sự thận trọng của các chủ đầu tư trong việc giới thiệu sản phẩm mới, chứ không phải nguồn cung đang sụt giảm.
Theo đó, tại một số dự án đã xây dựng được hệ thống phân phối, tiếp thị ổn định và đã có tên tuổi trên thị trường, tình hình hoạt động vẫn rất khả quan.
Đối với phân khúc khách sạn, nửa cuối năm 2019, thị trường Đà Nẵng sẽ chứng kiến thêm các khách sạn 4 sao đi vào hoạt động.
Trong năm 2020, thị trường sẽ đón nhận sự gia nhập của Wyndham Soleil Đà Nẵng, một thương hiệu hạng sang của tập đoàn PPC An Thịnh với điểm nhấn là tổ hợp gồm 4 tòa căn hộ giành được 3 giải thưởng về kiến trúc của thế giới, kỉ lục về dự án có số thang máy nhiều nhất (21 thang) và là 1 trong 5 dự án nghỉ dưỡng ven biển cao nhất tại Việt Nam (50-57 tầng).
Xét nguồn cung của tương lai, dự kiến có khoảng 1.900 căn hộ bán truyền thống được đưa ra thị trường thời gian tới.
Trong khi đó tại một số dự án Condotel nổi bật khác như: Cocobay, Wyndham Soleil Đà Nẵng giai đoạn tiếp theo…dự kiến được chào bán trong tháng 11 tới sẽ góp phần làm cho thị trường ấm trở lại.
Đà Nẵng đang lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế
Không những vậy, tốc độ thu hút dự án FDI mới trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 542,23 triệu USD, tăng gần gấp 10 lần so với năm 2018. Điều này thúc đẩy nhu cầu thuê văn phòng kéo theo sự gia nhập thị trường của nhiều dự án mới, kích thích thị trường bất động sản Đà Nẵng tăng trở lại.
Theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường bất động sản Đà Nẵng đang lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế, bởi TP Đà Nẵng đang thực hiện triển khai nhiều quy hoạch mới.
TP Đà Nẵng nhận thấy rõ những "điểm nghẽn" phát triển cần phải vượt qua trên con đường đến, "nhận diện và phát huy tốt các động lực tăng trưởng mới", chuyển đổi từ phương thức quản trị đô thị truyền thống, ít dựa vào công nghệ, sang phương thức quản trị đô thị thông minh.
Về vấn đề triển khai quy hoạch mới cho TP Đà Nẵng, cần chú trọng nội dung về quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông để phát triển các loại hình giao thông tương thích với đô thị hiện đại và kết nối với các trục giao thông cao tốc hiện hữu; có chiến lược khai thác điều kiện tự nhiên của bán đảo Sơn Trà vào phát triển đô thị.
Bên cạnh đó, ngành du lịch của thành phố đang phát triển mạnh mẽ, tốc lực tăng trưởng cao cùng với sự phát triển của nhiều loại hình lưu trú, trong đó loại hình căn hộ khách sạn (condotel) với việc đầu tư xây dựng hạ tầng ở một số khu vực không đáp ứng kịp nhu cầu thực tế.
Khu vực bán đảo Sơn Trà có giá trị tài nguyên thiên nhiên đặc sắc, độc đáo nên cần có định hướng quy hoạch mới theo hướng bảo tồn và phát triển.
Qua cuộc thi ý tưởng quy hoạch và thiết kế cảnh quan hai bờ sông Hàn năm ngoái, cần xây dựng tầm nhìn tổng thể và bền vững, kiến tạo cảnh quan không gian đô thị mang bản sắc và tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho Đà Nẵng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận