04/04/2012 17:36 GMT+7

Bất bình khi truyền thông bới móc đời tư

 MỘC ANH (TP.HCM)
 MỘC ANH (TP.HCM)

TTO - Khi thông tin sao "lộ hàng" đã ê hề với người đọc thì dường như nhiều trang mạng đang chuyển hướng sang chuyện bầu bì, con cái trước hôn nhân của các "sao", bất chấp "sát thương" người trong cuộc thế nào.

Truyền thông mạng phải tự vấnKhi đạo đức bị tàn pháThảm họa soi mói

tbUftOzz.jpgPhóng to
Ảnh minh họa
Câu chuyện "nóng" nhất vào thời điểm này trên mạng là nam ca sĩ N.K.H. sau vài lần phủ nhận việc làm cha trước hôn nhân khi bị truyền thông "gạn hỏi" đã chính thức thừa nhận là cha của một bé trai hơn 3 tháng tuổi sau khi kiểm tra ADN.

Mọi chuyện càng bị đẩy đi xa hơn khi những phát ngôn trên báo của chàng ca sĩ vốn là thần tượng của một số bạn trẻ được cho rằng đã khiến mẹ của đứa bé nhập viện vì sốc tâm lý. Các trang mạng cập nhật tình hình nhanh chóng với những thông tin về vẻ bề ngoài suy sụp của người mẹ trẻ, cô đã nói gì, khóc như thế nào, uất ức ra sao, thậm chí trích luôn cả câu cô van xin truyền thông để cho mẹ con cô yên...

Đi kèm những thông tin đó là bức ảnh cô xanh xao, vật vã trên giường bệnh và người viết không quên "kể công" đã vất vả "mất khá nhiều thủ tục" mới tiếp cận được nhân vật.

Nhìn thật xót xa.

Trước đó, bạn đọc đã được "chiêu đãi" chuyện ca sĩ T. bị bắt gặp đi mua vật dụng cho trẻ sơ sinh với nữ ca sĩ A. rồi anh cũng phải thừa nhận đã "ăn cơm trước kẻng", rồi chàng ca sĩ N. cho biết diễn viên P. đang mang giọt máu của mình dù trước đó phủ nhận chuyện đám cưới...

Không biết thực hư những chuyện đời tư này đến đâu nhưng bức tranh mà một bộ phận truyền thông đang tạo ra là hình ảnh những phóng viên phải "xách dép" chạy theo hết ngôi sao này đến ngôi sao khác mà không phải để khám phá những câu chuyện giúp người đọc có thể học được điều gì hay ho từ đó. Trong bức tranh đó, dường như là các phóng viên tự mắc mình vào "bẫy" thông tin hỏa mù của các ngôi sao thiếu năng lực mà lắm trò để nổi lên trong showbiz, hoặc là các phóng viên "truy sát" các sao đến cùng để tự tạo ra thông tin lá cải.

Điều bất bình là ngay chính trong những bài báo đó, có những người trong cuộc - khi trả lời phỏng vấn - cũng không ngừng thể hiện mong muốn người phỏng vấn để mình "được yên". Nếu điều đó đúng sự thật, thì không hiểu tại sao người viết không thể dừng lại để người khác được yên? Người viết không cảm thấy thương cảm, không xúc động hay không biết lịch sự tối thiểu trước những vấn đề riêng tư?

Ranh giới nào cho tự do thông tin và quyền riêng tư của con người? Ranh giới nào để thể hiện thông tin với sự quan tâm đến sức tác động của nó, khi nhân vật chính đang là những người mà đông đảo công chúng đang dõi theo.

 MỘC ANH (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên