Phóng to |
Ông Phạm Bình Minh - Ảnh: Việt Dũng (ảnh tư liệu) |
* Ông nhận cương vị phó thủ tướng trong lúc biển Đông có những căng thẳng, phức tạp, vậy ông sẽ lưu ý vấn đề này như thế nào?
- Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước và bảo vệ chủ quyền là một trong những mục tiêu của hoạt động đối ngoại của chúng ta. Hoạt động đối ngoại đóng góp vào bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới. Trên biển Đông thì chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền.
Quyền chủ quyền có nghĩa là quyền của chúng ta ở vùng thềm lục địa theo Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc. Việc ngoại giao là đóng góp làm sao duy trì được hòa bình, ổn định ở khu vực, ở biển Đông. Hiện nay chúng ta đang cùng với các nước Asean phấn đấu xây dựng để thực hiện các tuyên bố về ứng xử ở biển Đông và trong đó tiếp tục cùng với Trung Quốc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông. Đó cũng là những biện pháp để chúng ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền, ổn định trên biển Đông.
* Về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông, Asean đã bàn thảo bước đầu với Trung Quốc, bước tiến tiếp theo sẽ thế nào?
- Có thể nói rằng về vấn đề biển Đông thì cần quay lại lịch sử từ năm 2002, các nước Asean và Trung Quốc đã ký tuyên bố về cách ứng xử tại biển Đông. Với việc này, các nước có liên quan đến chủ quyền biển Đông duy trì nguyên trạng và đảm bảo thực hiện tuyên bố về đó, nhưng tuyên bố không có tính chất ràng buộc nên hiện nay Asean và Trung Quốc đang tham vấn để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Trên thực tế, khi VN làm điều phối viên của Asean và Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2012, chúng ta đã rất tích cực cùng với các nước xây dựng các thành tố của bộ quy tắc này và được các nước trong Asean đã thống nhất với nhau về các thành tố đó. Hiện nay các nước Asean và Trung Quốc đang tiến hành tham vấn và bước tiến triển trong năm 2013 chính là Trung Quốc đã đồng ý tiến hành tham vấn để bắt đầu đi vào xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông. Tuy nhiên, đây vẫn là cả một quá trình, bởi từ tham vấn sang thương lượng và từ thương lượng đi đến ký kết là cả quá trình, đòi hỏi cố gắng của cả Asean và Trung Quốc.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Quốc hội phê chuẩn hai phó thủ tướng mớiĐề nghị phê chuẩn bổ nhiệm hai phó thủ tướngSẽ phê chuẩn người thay ông Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam Sẽ phê chuẩn nhân sự giữ chức phó thủ tướng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận